Trong khuôn khổ chương trình Dịch tễ học Virus Tây Phi (WAVE), các nhà nghiên cứu đến từ 10 quốc gia ở Tây và Trung Phi đã tiết lộ sự xuất hiện một loại virus trên cây mía ở ở Côte d'Ivoire, một bệnh lý mới chỉ tồn tại ở châu Á nhưng chưa có ở nơi khác, và một bệnh trên cây chuối ở châu Phi.
Tiến sĩ Justin Pita, giám đốc điều hành Chương trình WAVE, một chương trình an ninh lương thực được tài trợ bởi Quỹ Bill và Melinda Gates, cảnh báo "côn trùng di cư, bệnh thực vật và các loài gây hại khác đe dọa nghiêm trọng đến mùa màng và thu nhập của nông dân ở Tây và Trung Phi".
Theo Tiến sĩ Pita, an ninh lương thực bị đe dọa, đa dạng sinh học và môi trường khu vực bị hủy hoại dưới tác động tổng hợp và sự gây hại của châu chấu, sâu bọ rơi, ruồi đục quả, bệnh hại chuối và sắn... đang lan rộng khắp Tây và Trung Phi, gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân.
Các nhà nghiên cứu đã thực sự lo lắng về bệnh khảm và rầy nâu trên cây sắn, cây lương thực quan trọng của 500 triệu người châu Phi. Hai dịch bệnh này đã gây thiệt hại khoảng tỷ USD mỗi năm ở châu Phi cận Sahara. Theo Tiến sĩ Pita, một trận dịch bệnh trên cây sắn ở Uganda vào những năm 90 của thế kỷ trước đã khiến 3.000 người chết đói.
Châu Phi là nhà sản xuất sắn lớn nhất thế giới (57%), cũng là nơi tiêu thụ nhiều loại củ giàu carbohydrate và tinh bột này nhất. Sắn đã trở thành cây trồng chiến lược về an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo ở châu Phi. Loại cây này được người dân trồng để tự cung cấp cho chính mình và cho các nhà sản xuất châu Phi.
Ngoài Côte d'Ivoire, các nhà khoa học đến từ 9 quốc gia khác đến tham dự sự kiện lần này gồm Ghana, Gabon, Benin, Togo, Nigeria, Burkina Faso, CHDC Congo, Sierra Leone, Togo. Chương trình WAVE ủng hộ cách tiếp cận khu vực để chống lại các bệnh do virus gây ra.