Đàm phán 'cửa sau' Mỹ-Triều khó đạt được hiệu quả rõ rệt

Mỹ đã từng tiến hành các cuộc đàm phán "cửa sau" để giải quyết một số vấn đề với Triều Tiên, như trong vụ phóng thích sinh viên Otto Warmbier. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn hoài nghi về khả năng Bình Nhưỡng sẵn sàng đàm phán nghiêm túc về việc phi hạt nhân hóa.

Nhà nghiên cứu chính trị cấp cao tại Viện nghiên cứu Rand tại Washington (Mỹ), ông Andrew Scobell nói: "Trong lịch sử đã từng có một số cuộc đối thoại 'sau cánh gà' giữa Mỹ và Triều Tiên và tôi nghĩ rằng những hoạt động này vẫn đang diễn ra. Chắc chắn Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson từng nói bóng gió rằng các hoạt động ngoại giao hậu trường đang tiếp diễn. Chúng ta chỉ cần chờ xem kết quả là gì".

Chuyên gia James Carafano của Viện nghiên cứu Heritage, người từng làm cố vấn về vấn đề chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia cho nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho rằng các kênh ngoại giao cửa sau là công cụ hữu hiệu để đưa ra những thông điệp, tuy nhiên sẽ không đạt được tiến triển trong công tác đàm phán hay giải quyết vấn đề.

Hiện kênh ngoại giao cửa sau giữa Mỹ và Triều Tiên được tập trung nhiều nhất là "kênh New York" - thông qua Liên hợp quốc (LHQ). Những nhân vật quan trọng của kênh đối thoại này là Đặc phái viên Mỹ về chính sách Triều Tiên Joseph Yun và người đứng đầu Văn phòng Bắc Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui.

TTXVN/Tin Tức
Mỹ cam kết bảo vệ Nhật Bản trước bất kỳ cuộc tấn công nào từ Triều Tiên
Mỹ cam kết bảo vệ Nhật Bản trước bất kỳ cuộc tấn công nào từ Triều Tiên

Ngày 18/8, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Joe Dunford ngày 18/8 tái khẳng định cam kết của nước này bảo vệ đồng minh Nhật Bản trước bất kỳ vụ tấn công tên lửa nào có thể xảy ra từ Triều Tiên. Theo Tướng Joe Dunford, Washington xem mọi cuộc tấn công nhằm vào Nhật Bản giống như hành động tấn công vào nước Mỹ và ngược lại.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN