Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 4 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Myanmar và Malaysia.
Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.
Tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” chưa hề thấy “ánh sáng cuối đường hầm” sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây, bất chấp tình hình số ca mắc mới bắt đầu giảm nhẹ so với mấy ngày trước.
Trong 24 giờ qua, Indonesia cũng là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Á, chiếm hơn 30% số ca tử vong trong ngày của cả châu lục. Indonesia ghi nhận thêm 10.180 ca COVID-19 và 202 ca tử vong, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong tại nước này lên lần lượt 1.288.833 ca và 34.691 ca.
Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 3 trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong giảm mạnh so với ngày trước nữa.
Malaysia tình hình tiếp tục đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia khi nước này ghi nhận tới 2.192 ca bệnh mới, 6 ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày qua.
Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận 1 ca tử vong và 11 ca bệnh mới.
Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 22/2 ghi nhận thêm 89 ca bệnh mới, song không có ca tử vong.
Thái Lan dù không ghi nhận ca tử vong vì COVID-19 trong thời gian gần đây, song tình hình dịch bệnh tại nước này vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao và diễn biến phức tạp do số ca mắc mới trong ngày thường ở mức khoảng 100 ca/ngày.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 51.194 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 215 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.638.487 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 2.090.395 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có 8 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Lào, Brunei và Timor Leste không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh nào.
Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 22/2:
Quốc gia |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Indonesia |
1,288,833 |
+10,180 |
34,691 |
+202 |
1,096,994 |
Philippines |
563,456 |
+2,288 |
12,094 |
+6 |
522,874 |
Malaysia |
285,761 |
+2,192 |
1,062 |
+6 |
252,623 |
Myanmar |
141,761 |
+11 |
3,197 |
+1 |
131,318 |
Singapore |
59,879 |
+10 |
29 |
|
59,731 |
Thái Lan |
25,504 |
+89 |
83 |
|
24,361 |
Việt Nam |
2,392 |
+9 |
35 |
|
1,717 |
Campuchia |
568 |
+35 |
|
|
475 |
Brunei |
185 |
|
3 |
|
178 |
Timor-Leste |
103 |
|
|
|
82 |
Lào |
45 |
|
|
|
4 |
Tại Thái Lan, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA), do Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đứng đầu, đã gia hạn sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp cho đến cuối tháng 3, đồng thời cho phép nới lỏng một số biện pháp kiềm chế sự lây lan của COVID-19.
Sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp, được ban bố từ tháng 3/2020 và đã được gia hạn nhiều lần, cho phép chính phủ thực thi các biện pháp cách ly bắt buộc và phối hợp các kế hoạch kiểm soát dịch bệnh mà không cần sự phê chuẩn của nhiều cơ quan khác nhau. Truyền thông sở tại dẫn lời ông Piyasakol Sakolsatayadorn, một thành viên của CCSA, cho biết Nội các Thái Lan dự kiến thông qua việc gia hạn sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp trong một cuộc họp vào ngày 23/2.
Dự kiến, việc nới lỏng các biện pháp kiềm chế COVID-19 sẽ được áp dụng cho tất cả các tỉnh ngoại trừ Samut Sakhon - tâm điểm của đợt bùng phát thứ hai dịch COVID-19 của Thái Lan. Theo ông Piyasakol, CCSA cũng đã đồng ý cho phép bán đồ uống có cồn tại các nhà hàng ở các thành phố, bao gồm cả Bangkok, đến 23h00' hằng ngày.
Trong 24 giờ qua, Thái Lan ghi nhận thêm 89 ca nhiễm mới, đưa tổng số ca bệnh ở quốc gia Đông Nam Á này lên 25.504 trường hợp, trong đó có 83 người tử vong. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp Thái Lan ghi nhận các ca mắc mới dưới 100 trường hợp mỗi ngày, song dịch bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn.
Ngày 22/2, Bộ Y tế Philippines thông báo thêm 2.288 ca mắc mới COVID-19, đưa tổng số ca mắc trong cả nước lên 563.456. Nước này cũng ghi nhận thêm 6 ca tử vong đưa tổng số ca không qua khỏi lên 12.094, trong khi có thêm 33 người khỏi bệnh đưa tổng số người hồi phục lên 522.874.
Dự kiến, trong ngày 22/2, Tổng thống Rodrigo Duterte cùng các thành viên Chính phủ Philippines sẽ thảo luận về kế hoạch tiếp tục nới lỏng các biện pháp phòng dịch bắt đầu từ ngày 1/3, một động thái được ban cố vấn kinh tế của tổng thống ủng hộ nhằm nhanh chóng khôi phục nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch và giải quyết nạn thất nghiệp đang gia tăng.
Bộ trưởng Y tế Francisco Duque cho biết ban chỉ đạo chống dịch liên ngành ủng hộ biện pháp đặt Vùng thủ đô Manila và phần còn lại của đất nước vào mức cách ly cộng đồng được nới lỏng nhất (MGCQ).
Tại Campuchia, trong bài phát biểu được phát trực tiếp trên Đài Truyền hình quốc gia Campuchia (TVK) sáng 22/2, Thủ tướng Samdech Hun Sen nêu rõ các hoạt động xã hội vẫn được phép diễn ra bình thường, nhưng cần phải thắt chặt hơn nữa các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, sau đợt bùng phát lây nhiễm cộng đồng lần thứ ba.
Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh tất cả các hoạt động xã hội như lễ cưới, nghi lễ, hoạt động thể thao, trường học sẽ không bị hoãn hay hủy. Tuy nhiên, ông kêu gọi người dân Campuchia, đặc biệt là những người đang ở Phnom Penh, nâng cao ý thức phòng chống dịch COVID-19, tiếp tục tuân thủ ba cách để tự bảo vệ bản thân, đó là đeo khẩu trang, rửa tay và giữ khoảng cách tối thiểu 1,5 m, đồng thời thực hiện ba không là không tới chỗ đông người, không đến khu vực kín chỉ sử dụng điều hòa, không tiếp xúc, ôm hôn và bắt tay. Nếu xử lý tốt tình hình, Campuchia có thể chấm dứt “sự cố cộng đồng ngày 20/2” trong vòng một tháng.
Thủ tướng Campuchia tiếp tục chỉ đạo tất cả các lực lượng tăng cường phòng dịch ở biên giới, kêu gọi không kỳ thị người dân sống ở Phnom Penh, người Trung Quốc hay công dân nước khác vì COVID-19 là vấn đề mang tính toàn cầu.
Tính đến sáng 22/2, Campuchia xác nhận 78 trường hợp dương tính với COVID-19 liên quan đến “sự cố cộng đồng ngày 20/2”, nâng tổng số các ca mắc COVID-19 được phát hiện ở nước này từ đầu mùa dịch đến nay lên 568 trường hợp, trong đó 473 người đã khỏi bệnh và không có bệnh nhân tử vong.