Cuộc chiến khiến Mỹ đi tới quyết định mở căn cứ quân sự ở Vịnh Ba Tư và Saudi Arabia, gây ra sự phẫn nộ cho Osama bin Laden và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vụ khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001.
Binh sĩ Mỹ tuần tra tại Kuwait. Ảnh: AP |
Đến nay, 25 năm sau khi người lính Thủy đánh bộ Mỹ đầu tiên vượt qua biên giới tới lãnh thổ Kuwait thì quân đội Mỹ lại tiếp tục hiện diện ở Trung Đông để chiến đấu với tổ chức khủngbố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq và Syria. Còn những đồng minh của Mỹ trong năm 1991 nay lại phải tự chiến đấu với chính xung đột của riêng họ trong nước và quốc tế.
Iraq hiện nay lại rạn nứt và cuộc chiến tranh đã gây cho đất nước này những tổn thất mà họ khó có thể tưởng tượng được sau cuộc chiến năm 1991 đó. Bởi tại đây IS đang hoành hành ở nhiều khu vực, người Kurd ở miền Bắc tự lập lực lượng riêng trong khi người Shiite lại đang lãnh đạo chính phủ ở đất nước đông đảo người Sunni này.
Chốt lại, Mỹ đang ở trong tình thế lúng túng nhưng nước này cũng nỗ lực tránh lặp lại sự kiện năm 1991.
Vị tướng quá cố Norman Schwarzkopf, người dẫn dắt chiến dịch Bão Sa Mạc viết trong hồi ký của ông: “Nếu kiểm soát hoàn toàn Iraq thì Mỹ sẽ như khủng long sa hố lầy, chúng ta vẫn sẽ ở đó và chính chúng ta chứ không phải Liên hợp quốc sẽ chịu mọi cái giá cho việc xâm chiếm đó”.
Iraq đưa quân đến Kuwait vào ngày 2/8/1990, bởi sự giận giữ cùng cáo buộc rằng UAE và Kuwait đã phớt lờ quota của OPEC khiến nước này thiệt hại 14 tỉ USD. Iraq cũng buộc tội Kuwait "ăn trộm" 2,4 tỉ USD từ việc khai thác ở mỏ dầu đang tranh chấp giữa hai nước, không những vậy còn yêu cầu Kuwait xóa khoản nợ trị giá 15 tỉ USD Iraq đã vay trong cuộc chiến với Iran những năm 80 của thế kỷ trước.
Lo sợ Saudi Arabia nối bước xâm chiếm Kuwait, các lãnh đạo Mỹ đã nhanh chóng quyết định triển khai quân đến khu vực. Sau nhiều tháng trời đàm phán và cảnh cáo, Mỹ đã mở cuộc tấn công đầu tiên ngày 24/2/1991.
Trong bức ảnh chụp ngày 22/11/1990 là Tổng thống George Bush cùng các binh sĩ ở căn cứ không quân Dhahran, Saudi Arabia. Ảnh: AP |
Nếu chỉ xét về góc độ chính trị và quân sự, cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991 đã đánh dấu mốc đặc biệt cho Mỹ sau thất bại trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam trước đó. Cuộc chiến vùng Vịnh cũng khẳng định vị thế của Mỹ trên trường quốc tế sau sự sụp đổ của Liên Xô Cũ và kết thúc chiến tranh lạnh.
Đến nay nhân tố chính của Arập trong cuộc chiến 1991 đã không còn. Nhà vua Saudi Fahd qua đời năm 2005. Ông
Theo dữ liệu Bộ Quốc Phòng Mỹ, trong tổng số 500.000 binh sĩ Mỹ được huy động tại chiến tranh vùng Vịnh, có 148 người đã qua đời, 467 người bị thương. |
Hosni Mubarak tại Ai Cập bị lật đổ năm 2011. Lãnh đạo Syria Hafez Assad đã qua đời năm 2000 còn hiện tại con trai ông, Tổng thống Bashar Assad vẫn đang phải đau đầu vì cuộc nội chiến 5 năm đã khiến hơn 250.000 người thiệt mạng và khiến châu Âu lo lắng với hàng chục nghìn người nhập cư.
Tại Israel, ký ức về tên lửa Scud của Iraq đã khiến nước này phải tăng tốc chương trình phòng thủ tên lửa bao gồm phát triển hệ thống phòng thủ Mái Vòm với sự hỗ trợ của Mỹ. Và mặc dù Mỹ vẫn hỗ trợ Israel hơn 3 tỉ USD/năm nhưng mối quan hệ giữa hai nước lại đang tồn tại bức tường vô hình liên quan đến đàm phán hòa bình Palestine.
Sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh, Saddam vẫn nắm giữ cương vị trong hơn một thập kỷ và ông ta chỉ "thoái vị" khi Tổng thống George W. Bush quyết định đưa quân đến Iraq năm 2003. Nhưng rồi khi Mỹ rút quân khỏi Iraq thì IS lại trỗi dậy tại đây vào năm 2014, lân la ra cả Iraq và Syria, tạo nên một "khối u" nhũng nhiễu cả Trung Đông.