Chiến lược chống béo phì và suy dinh dưỡng trẻ em

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 6/6 đã công bố hướng dẫn mới giúp các quốc gia thu nhập thấp và trung bình giải quyết cùng lúc tình trạng béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em, nhằm ngăn chặn nguy cơ gia tăng các bệnh liên quan như tiểu đường, tim mạch và đột quỵ.

Một em bé Somalia bị suy dinh dưỡng nặng điều trị tại bệnh viện ở Mogadishu. Ảnh: THX/TTXVN


WHO đã đưa ra gói chương trình 24 hành động, bao gồm cải thiện dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và sau sinh, khuyến khích nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cũng như đẩy mạnh phổ biến về chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý cho giới trẻ. WHO cho rằng thông qua triển khai kế hoạch này, các quốc gia có thu nhập thấp có thể giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em, đồng thời cải thiện sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Giám đốc Vụ dinh dưỡng cho Sức khỏe và Phát triển của WHO, ông Francesco Branca, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì nỗ lực giảm tình trạng suy dinh dưỡng, song song với việc phòng ngừa căn bệnh béo phì đang gia tăng.

Theo số liệu thống kê của WHO, hơn 75% số trẻ em suy dinh dưỡng là ở các nước đang phát triển, trong đó chủ yếu là ở châu Phi. Có hơn 100 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu cân trên toàn cầu, trong khi có tới 165 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng.

Trong số các ca tử vong ở trẻ em, ước tính có khoảng 35% trường hợp có liên quan đến thiếu dinh dưỡng. Tuy nhiên, ở các nước này cũng đang tồn tại một nghịch lý khi có tới 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị bệnh thừa cân hay béo phì.


TTXVN/Tin tức
1/3 trẻ em Triều Tiên suy dinh dưỡng
1/3 trẻ em Triều Tiên suy dinh dưỡng

Một báo cáo của Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) cho biết khoảng 1/3 trẻ em Triều Tiên đang bị còi cọc do suy dinh dưỡng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN