Tấm biển hiệu viết bằng 3 thứ tiếng cấm người Arab ở Iran. |
Theo trang alarabiya, người Sunni và Arab vùng Vịnh không thường xuyên đến thành phố Mashhad vì nơi đây là địa điểm xây đền thờ các lãnh tụ Hồi giáo thứ tám dòng Shia, dó đó phần đông người đến đây là người Arab, Liban và Iraq.
Bức ảnh chụp biển cảnh cáo của cửa hàng đã nhanh chóng được chia sẻ trên mạng xã hội, trong đó đông đảo các nhà hoạt động học chống phân biệt chủng tộc cũng tích cực đóng góp tiếng nói phản đối hiện tượng này.
Một cư dân mạng chia sẻ: “Tại sao chúng ta cho phép bản thân viết những thứ như thế này. Mặc dù chúng ta có nền lịch sử và văn minh 2.500 năm về trước, chúng ta vẫn cho phép bản thân bị ảnh hưởng bởi mọi thứ xung quanh”, ám chỉ đến sự ảnh hưởng từ không khí phân biệt chủng tộc ở bên ngoài".
Theo nhà nghiên cứu người Iran – giáo sư Sadiq Ziba kal nhận xét: “Tôi nghĩ rất nhiều người trong số chúng ta, dù có theo đạo hay không, vẫn rất ghét người Arab, và đáng tiếc nhiều người phân biệt chủng tộc. Nếu như các bạn xem văn hóa các nước và cách họ cư xử với nước khác, bạn sẽ thấy chúng ta đang xúc phạm và nhạo báng người khác, đặc biệt là với người Thổ Nhĩ Kỳ và Arab”.
Tehran và Riyadh không còn quan hệ chính trị kể từ đầu năm 2016. Saudi Arabia đã rút hết các cơ quan ngoại giao tại Iran về nước sau khi xảy ra các vụ tấn công nhằm vào các cơ quan ngoại giao của nước này tại Iran
Trong khi đó, đầu tháng 6 vừa qua, Saudi Arabia và các nước đồng minh cũng
tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar do cáo buộc nước này thân thiết với Iran và hỗ trợ khủng bố. Chính quyền Doha liên tục bác bỏ mọi lời cáo buộc.