Những cảnh báo trên đã được đưa ra trước khi Bộ trưởng Giao thông Vận tải Canada Marc Garneau đã thẳng thắn bày tỏ trong một cuộc gặp mới đây với ông Larry Kudlow, cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Mỹ, rằng thuế nhôm và thép là “thách thức thật sự” khi Canada bắt đầu tiến trình phê chuẩn NAFTA mới.
Mỹ đề xuất sẽ dỡ bỏ thuế nhập khẩu nhôm, thép nếu Canada nhất trí về cơ chế hạn ngạch đối với các mặt hàng này, theo đó xuất khẩu nhôm, thép của Canada có thể giảm tới 20%, nhưng Canada chưa đồng ý với đề xuất này. Tuy vậy, cả hai bên đều thể hiện thiện chí thỏa hiệp.
Một nguồn tin của Canada cho biết nước này sẽ chấp nhận cơ chế hạn ngạch nếu mức hạn ngạch cao hơn mức xuất khẩu hiện nay. Chiến lược này đã được áp dụng năm 2018 để loại bỏ nguy cơ Mỹ đánh thuế lên ô tô nhập khẩu từ Canada.
Trong khi đó, theo một nguồn tin trong ngành công nghiệp nhôm - thép của Mỹ, giới chức Mỹ đồng ý sẽ không ép Canada phải chấp thuận mức hạn ngạch làm giảm xuất khẩu, mà sẵn sàng cân nhắc về mức hạn ngạch bằng hoặc cao hơn một chút so với mức xuất khẩu hiện nay của Canada.
Từ tháng 1/2019, Canada đã có các cuộc làm việc kín với giới chức chính phủ và các thành viên Quốc hội Mỹ, trong đó có cả Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Chuck Grassley, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ.
Theo giới quan sát, chính phủ của Thủ tướng Trudeau chưa thể đưa NAFTA phiên bản 2.0 ra Quốc hội để phê chuẩn nếu thuế nhôm, thép chưa được dỡ bỏ, vì các loại thuế này gây bất bình trong dân chúng. Hiệp định này đã được lãnh đạo Mỹ, Canada và Mexico ký ngày 30/11/2018 tại Argentina, vẫn cần được Quốc hội ba nước thông qua trước khi chính thức có hiệu lực.