Các tiêm kích Mỹ suýt đâm vào nhau khi tìm kiếm máy bay gặp nạn

Báo cáo điều tra cho thấy trong cuộc tìm kiếm máy bay gặp nạn có phần hỗn loạn của Không quân Mỹ tháng 5/2020, các tiêm kích F-22 và F-35 của họ đã suýt va chạm trên không.  

Chú thích ảnh
Tiêm kích F-22 cháy rụi sau khi gặp nạn ngày 15/5/2020. Ảnh: USAF

Báo Air Force Times vừa nhận được các văn bản điều tra chi tiết về vụ tai nạn tiêm kích F-22 hồi tháng 5/2020 giải thích sau khi được rửa sạch, chiếc máy bay chiến đấu trị giá 201 triệu USD đã bị lỗi bảo trì ảnh hướng đến bộ điều khiển. 

Theo các tài liệu được cung cấp dựa theo Đạo luật Tự do Thông tin, việc điều khiển chiếc F-22 trên bị biến thành một cơn ác mộng sau khi được rửa ráy. Chiếc máy bay sau cùng là không thể bẻ lái sang bên trái, chao đảo và rơi lộn nhào xuống mặt đất cách căn cứ Eglin của nó khoảng 20 km về phía Đông Bắc. Phi công đã bật dù thoát nạn. 

Sự cố được là xảy ra ngay sau khi cất cánh. Đèn cảnh báo buồng lái nhấp nháy liên tục còn chiếc máy bay tiêm kích bắt đầu lăn sang trái mất kiểm soát. Phi công điều chỉnh động cơ và lấy lại thăng bằng. Ngay sau đó, đèn cảnh báo thứ hai bắt đầu nhấp nháy báo hiệu dữ liệu không khí bị suy giảm và lại lăn sang trái rồi hạ độ cao, khiến máy bay ở trạng thái gần như lộn ngược.

Báo cáo điều tra cũng tiết lộ rằng trong lúc Không quân Mỹ mở chiến dịch tìm kiếm máy bay và hiện trường tai nạn, vài máy bay khác suýt đấu đầu nhau.

“Không phận nơi xảy ra vụ tai nạn thực sự đã bị bão hòa và trở nên khá nguy hiểm”, một giám sát viên không lưu thuộc Phi đội máy bay chiến đấu số 43 cho hay. Người này đánh giá sự việc trên chính là một bài học cho các nỗ lực điều phối ứng phó tình huống khẩn cấp trong tương lai.

Khi đó, các máy bay F-22 và F-35 được điều đến hiện trường vụ tai nạn để gửi tọa độ cho lực lượng cứu nạn nhưng không tìm thấy phi công hay chiếc máy bay. Cùng lúc đó, một trực thăng phục vụ du lịch ở địa phương cũng lên đường hỗ trợ tìm phi công. Tuy nhiên, chiếc trực thăng đã quay đầu sau khi giới chức địa phương thông báo phi công vẫn an toàn. Hoạt động lộn xộn tại vùng không phận xảy ra tại nạn đã kéo theo nguy cơ đấu đầu cho những chiếc máy bay khác. 

Không quân Mỹ ước tính rằng vụ tai nạn F-22 đã gây thiệt hại hơn 202 triệu USD, trong đó cả chiếc máy bay trị giá 201,6 triệu USD cộng với một cặp tên lửa huấn luyện CATM-9 và 850.000 USD chi phí dọn sạch môi trường.

Phát ngôn viên của Lực lượng Không quân Mỹ đã không trả lời yêu cầu bình luận của Air Force Times về việc liệu các máy bay F-22 khác có thể gặp lỗi kỹ thuật tương tự hay không.

Phi đội máy bay chiến đấu số 43 tại căn cứ không quân Eglin đã nhiều lần xuất hiện trên các bản tin về tai nạn hàng không. Vài ngày sau vụ rơi F-22 hồi tháng 5/2020, một chiếc F-35 của phi đội này đã bị mất tích khi tham gia tập trận thường lệ vào ban đêm. Phi công của chiến đấu cơ trên đã nhảy dù thành công.  đã phóng thành công. Tháng 3/2021, một chiếc F-22 khác đã phải hạ cánh khẩn, trượt dài phần mũi máy bay trên đường băng của căn cứ Eglin. 

Không quân Mỹ đang sử dụng trên 180 chiếc F-22 với độ tuổi trung bình của chúng là 12 năm. Các máy bay này có tổng chi phí vòng đời lên tới 678 triệu USD/chiếc. Chúng đang được triển khai ở khu vực Alaska, Đức và Đông Âu và tham gia các chiến dịch của Mỹ ở Syria và Afghanistan.

Đức Trí/Báo Tin tức (theo Sputnik)
Trung Quốc thử tên lửa siêu vượt âm bay vòng quanh Trái Đất
Trung Quốc thử tên lửa siêu vượt âm bay vòng quanh Trái Đất

Báo Financial Times ngày 16/10 đưa tin Trung Quốc đã phóng thử nghiệm một tên lửa siêu vượt âm có khả năng bay vòng quanh Trái Đất trước khi tăng tốc nhắm đến mục tiêu. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN