Các nước Tây Balkan chưa sẵn sàng gia nhập EU

Ngày 12/1, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker tuyên bố, các nước Tây Balkan có tầm nhìn rõ ràng về việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU) nhưng hiện vẫn chưa sẵn sàng tham gia liên minh này.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker trong cuộc họp báo tại Brussels, Bỉ ngày 15/12/2017. Ảnh: THX/TTXVN

Trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Bungaria Boyko Borissov, ông Juncker hoan nghênh Bungaria, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU, đã đưa vấn đề Tây Balkan trở thành một trong những chủ đề ưu tiên trong nhiệm kỳ của mình. Tuy nhiên, theo ông Juncker, việc kết nạp các nước trong khu vực này vào EU sẽ không thể thực hiện kịp trước thời điểm 1/1/2020, nguyên nhân là do công tác chuẩn bị chưa đủ mạnh để cho phép điều này có thể trở thành hiện thực.

Ông Juncker tuyên bố nhiệm vụ trước mắt của EC là làm việc với các nước thành viên EU theo đường hướng này. Chủ tịch EC cho rằng điều đặc biệt quan trọng là các nước Tây Balkan phải có một quan điểm rõ ràng về việc gia nhập châu Âu và điều này cần phải được tái xác nhận.

Về phần mình, Thủ tướng Bulgaria cho biết, chủ đề Tây Balkans là rất rõ ràng, vấn đề trọng tâm của khu vực là phải xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết như đường sắt, đường cao tốc, bến cảng và các nhà máy xử lý nước. Ông cho biết điều này không gây khó cho EU mà sẽ góp phần thúc đẩy cạnh tranh, thu hút đầu tư và du lịch cũng như tạo điều kiện hội tụ văn hoá và hiểu biết nhiều hơn giữa các dân tộc trên khắp châu Âu.


Tây Balkan bao gồm các quốc gia như Albania, Bosnia và Herzegovina, Macedonia, Montenegro và Serbia. Thủ tướng Bungaria tuyên bố việc khơi dậy một triển vọng về sự kết nối giữa EU với khu vực Tây Balkan là một trong những ưu tiên của Tổng thống Bulgaria trong nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên EU.

TTXVN/Báo Tin tức
Đức gây khó khăn cho Thổ Nhĩ Kỳ trong việc gia nhập EU
Đức gây khó khăn cho Thổ Nhĩ Kỳ trong việc gia nhập EU

Ngày 19/10, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) đang diễn ra tại Brussels (Bỉ), Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng đề nghị đưa vấn đề tình hình pháp quyền của Thổ Nhĩ Kỳ vào chương trình nghị sự của hội nghị, nhằm mục đích cắt giảm ngân sách cho việc gia nhập EU của Ankara.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN