Bác sĩ để quên bông gạc 6 năm trong bụng bà đẻ

Bị chứng phình bụng trong suốt 3 năm, một người phụ nữ Nhật Bản 42 tuổi sau khi chụp cắt lớp tại một phòng khám đã phát hiện hai vật thể lạ có nhiều sợi dính trong bụng.

Miếng gạc được gắp ra từ bụng nữ bệnh nhân. Ảnh: CNN

Theo một bài viết trên Tạp chí Y khoa New England xuất bản ngày 21/2, sau khi tiến hành “thủ thuật mở bụng”, các bác sĩ đã xác nhận có hai miếng bông gạc cầm máu gắn liền vào màng nối – một bộ phận liên kết bụng bệnh nhân với các cấu trúc khác vùng bụng – và trực tràng.

Tác giả bài báo kết luận rất có thể những miếng bông gạc đó là sản phẩm bị bỏ quên trong một ca phẫu thuật sinh mổ của bệnh nhân. Trước đó, người phụ nữ này đã có hai lần sinh mổ - một ca cách đây 6 năm và một ca cách đây 9 năm. Các bác sĩ cũng không xác định được hai miếng bông gạc này là “sản phẩm” của ca mổ trước hay sau. Nữ bệnh nhân này cũng không có thêm bất kỳ ca phẫu thuật bụng hay hông nào khác.

Tiến sĩ Takeshi Kondo – nhà vật lý y khoa thuộc Đại học Y Chiba – người viết bài báo trên cho biết: “Bệnh nhân có hai ca phẫu thuật sinh mổ trong cùng một cơ sở y tế. Mặc dù bệnh nhân đã gặp bác sĩ phẫu thuật và nói với ông ta về những vật thể lạ bị bỏ sót lạ trong bụng, viên bác sĩ không thừa nhận lỗi sai vì cho rằng không đủ chứng cứ”.

Sau khi gắp hai mảnh bông thừa ra khỏi bụng, các triệu chứng của nữ bệnh nhân được giải quyết và cô được cho về nhà 5 ngày sau đó.

Theo Tiến sĩ Kondo, tại các bệnh viện và phòng khám Nhật Bản, trước khi kết thúc ca phẫu thuật, các bác sĩ đều thực hiện thao tác soi hình ảnh trong vùng bụng bệnh nhân để đảm bảo không bỏ sót bất kỳ thứ gì trong đó.

Tại Mỹ, mỗi ngày đều phát hiện các ca bỏ quên các dụng cụ phẫu thuật và bông gạc trong cơ thể bệnh nhân. Con số lên tới 4.500 -6.000 ca mỗi năm. Theo một nghiên cứu năm 2003 đăng trên Tạp chí Y tế New England, có đến 70% trường hợp bỏ quên băng gạc, 30% còn lại là các dụng cụ như cái kẹp hoặc dụng cụ banh vết mổ.

Một số các vật thể bỏ quên trong bụng bệnh nhân có thể gây ra đau đớn, không thoải mái hoặc chứng trướng bụng. Trong một số trường hợp, nạn nhân có thể bị nhiễm khuẩn hoặc tử vong.
 
Atul Gawande, bác sĩ phẫu thuật thực tập tại Bệnh viện Phụ nữ Brigham, cho biết “trong một trường hợp, một miếng bông gạc nhỏ bị để quên trong não của bệnh nhân. Sau đó bệnh nhân này bị nhiễm trùng và tử vong”.

Những sai sót kiểu này được xếp vào danh mục “không được phép sai” do mức độ nguy hiểm. Danh mục này bao gồm cả việc phẫu thuật sai vị trí hay phẫu thuật nhầm bệnh nhân.

Theo bác sĩ Gawande, các trường hợp bác sĩ bỏ quên đồ trong người bệnh nhân thường xảy ra chủ yếu tại các ca phẫu thuật khẩn hoặc có sự thay đổi bất ngờ trong ca phẫu thuật. “Trong những tình huống áp lực cao như vậy, có đến 90% xảy ra nguy cơ gặp sai sót kiểu này”.

Năm 2015, Hiệp hội Y tá phòng mổ đề xuất một chính sách yêu cầu cần phải đếm băng gạc và các dụng cụ y tế ít nhất 5 lần trong một ca mổ: trước khi cuộc phẫu thuật bắt đầu, bất cứ khi nào một dụng cụ mới được sử dụng trong ca phẫu thuật, trước khi bác sĩ đóng vết mổ của bệnh nhân, và khi bác sĩ bắt đầu khâu vết mổ.

Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Hàn Quốc chi bao nhiêu tiền để đón tiếp phái đoàn Triều Tiên?
Hàn Quốc chi bao nhiêu tiền để đón tiếp phái đoàn Triều Tiên?

Hàn Quốc đã chi khoảng 240 triệu won (tương đương 5,07 tỷ đồng) để tiếp đón phái đoàn cấp cao Triều Tiên sang nhân dịp khai mạc Olympic Mùa đông Pyeongchang 2018, trong đó có em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bà Kim Yo-jong.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN