Thủ tướng Scott Morrison cho biết ông xúc tiến hành động để hạn chế hoạt động ra vào các cộng đồng bản địa trên. Theo đó, các bang và vùng lãnh thổ trừ sẽ xác định các cộng đồng cần phong tỏa.
Các chuyên gia y tế Australia đã cảnh báo rằng tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính cao, nhà ở quá đông đúc và tình trạng ít được tiếp cận các cơ sở y tế trong các cộng đồng bản địa xa xôi có thể làm trầm trọng thêm tác động của dịch COVID-19.
Australia đến nay đã ghi nhận 785 ca nhiễm COVID-19, chủ yếu ở các khu vực thành thị.
Tại Mỹ, nhà chức trách bang đông dân nhất là California đã ra lệnh toàn bộ 40 triệu cư dân của bang ở nhà vô thời hạn để ngăn chặn tốc độ lây lan của dịch bệnh.
Thống đốc bang California Gavin Newsom nêu rõ lệnh trên có hiệu lực từ tối 20/3. Cho đến nay, đây là biện pháp phòng dịch mạnh nhất mà một tiểu bang ở Mỹ áp dụng. Tuy nhiên, các hoạt động thiết yếu như mua sắm các mặt hàng cơ bản được miễn áp dụng quy định, nhưng phải thận trọng.
Các trạm xăng, hiệu thuốc, ngân hàng và dịch vụ giặt là được coi là cơ sở hạ tầng quan trọng nên sẽ vẫn mở cửa. Các nhà hàng vẫn có thể cung cấp dịch vụ giao hàng và mua mang về, các cơ sở cung cấp thực phẩm cũng vẫn hoạt động.
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, đến nay California là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19 tại Mỹ, với 1.000 ca mắc và ít nhất 18 ca tử vong. Trong thư gửi Tổng thống Donald Trump hôm 18/3 đề nghị hỗ trợ, Thống đốc Newsom cho rằng nếu không có biện pháp mạnh nêu trên, ước tính 56% dân số (25,5 triệu người) của bang này sẽ nhiễm bệnh trong vòng 8 tuần.