Armenia cảnh báo triển khai tên lửa đạn đạo của Nga

Armenia cảnh báo sẽ triển khai tên lửa Iskander của Nga nếu Thổ Nhĩ Kỳ đưa chiến đấu cơ của F-16 của Mỹ tham chiến vào cuộc xung đột với Azerbaijan.

Chú thích ảnh
Chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ (trái) và hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander do Nga sản xuất (phải). Ảnh: RT

Theo hãng tin RT (Nga), các quan chức Armenia hôm 28/9 nhấn mạnh nước này sẵn sàng sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander do Nga sản xuất, nếu Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp máy bay chiến đấu F-16 để hỗ trợ cuộc tấn công của Azerbaijan, trong cuộc xung đột tại khu vực tranh chấp Nagorno – Karabakh.

Trong khi chính quyền Yerevan mô tả những chiếc chiến đấu cơ F-16 là “thanh kiếm Damocles” (mối nguy hiểm treo lơ lửng), thì họ vẫn hy vọng tình hình sẽ không leo thang đến mức nghiêm trọng như vậy.

Đại sứ Armenia tại Nga, ông Vardan Toganyan cho biết “tất cả các biện pháp, kể cả các tên lửa đạn đạo Iskander” cũng sẽ được triển khai, nếu Ankara đưa chiến đấu cơ tới khu vưc Nagorno-Karabakh.
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng tình hình hiện giờ vẫn chưa nghiêm trọng đến mức đó. Theo ông Toganyan, cho đến thời điểm hiện tại, các hệ thống phòng không trong khu vực tranh chấp vẫn đủ sức đối phó với máy máy không người lái của đối phương. 

9K720 Iskander là hệ thống tên lửa đạn đạo di động uy lực, khai hỏa từ xe phóng di động do Nga sản xuất, phục vụ trong quân đội Armenia. Chính quyền Yerevan cho biết họ sẵn sàng triển khai Iskanders, cũng như máy bay tấn công mặt đất Su-25, nếu những vũ khí này trở nên cần thiết để đối phó với Azerbaijan trong cuộc xung đột đang diễn biến phức tạp tại khu vực tranh chấp. 

Về phía mình, Bộ trưởng Ngoại giao Azerbaijan Jeyhun Bayramov cũng cho biết Baku sẽ có “phản ứng tương xứng” với bất kỳ leo thang tiềm tàng nào từ phía Armenia, nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể. 

Tổng thống Armenia Armen Sarkissian cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đã trực tiếp cung cấp máy bay không người lái cấp quân sự, lính đánh thuê và thậm chí cả F-16 cho Baku. Tuy nhiên, Azerbaijan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ không tham gia vào bất kỳ cuộc giao tranh nào tại vùng Nagorno – Karabakh.

Hôm 28/9, Trợ lý của Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, ông Khikmet Gadzhiev, cũng phủ nhận thông tin Thổ Nhĩ Kỳ gửi các chiến binh từ Syria đến nước này giữa lúc nổ ra giao tranh tại khu vực ly khai Nagorny-Karabakh. Trợ lý Khikmet Gadzhiev khẳng định: “Tin đồn về các chiến binh từ Syria đang được tái triển khai tại Azerbaijan là một sự khiêu khích khác từ phía Armenia và hoàn toàn vô nghĩa”. 

Trước đó cùng ngày, hãng tin Interfax của Nga cho biết Đại sứ Armenia tại Nga tiết lộ Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi khoảng 4.000 chiến binh từ Bắc Syria đến Azerbaijan để tham gia chiến sự tại khu vực ly khai Nagorny-Karabakh.

Giao tranh dọc theo toàn bộ đường Ranh giới Kiểm soát tại vùng Nagorno-Karabakh đã nổ ra vào hôm 27/8. Quân đội Azerbaijan đã đụng độ với binh lính Armenia tại khu vực tranh chấp này. Trong khi Armenia cáo buộc Azerbaijan dùng pháo binh, xe tăng và máy bay chiến đấu để tấn công các mục tiêu, Azerbaijan cho biết họ chỉ đáp trả sự khiêu khích của Armenia. Cả hai bên đều tăng cường quân tới tiền tuyến, tuyên bố thương vong và đổ lỗi cho nhau về việc nhằm vào dân thường.

Azerbaijan coi Nagorno - Karabakh và một dải lãnh thổ nối liền với Armenia là vùng lãnh thổ có chủ quyền của riêng mình, bị chiếm đóng bất hợp pháp bởi người Armenia trong cuộc chiến kết thúc vào năm 1994. Người dân tộc thiểu số Armenia trong vùng đất này đã tự xưng là Cộng hòa Artsakh, cho đến nay chỉ được Yerevan công nhận.

Hải Vân/Báo Tin tức
Cộng đồng quốc tế hối thúc chấm dứt xung đột tại Nagorno-Karabakh
Cộng đồng quốc tế hối thúc chấm dứt xung đột tại Nagorno-Karabakh

Ngày 27/9, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã bày tỏ "hết sức quan ngại" đối với tình trạng bùng phát xung đột tại khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN