24 giờ thay đổi đàm phán Brexit như thế nào?

Khi Thủ tướng Anh Theresa May tới Brussels ngày 4/12, nhiều người mong chờ rằng bà sẽ ký một bản thỏa thuận lịch sử với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU), khiến các cuộc đàm phán Brexit tiến lên một bước chuyển quan trọng – thảo luận nền tảng mối quan hệ tương lai giữa EU và Anh.

Thủ tướng Anh Theresa May (trái) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk hi vọng sẽ đạt được thỏa thuận. Ảnh: CNN

Lịch trình kín đặc: 27 nước còn lại của EU dự kiến sẽ gặp mặt vào 14-15/12 để quyết định liệu “có tiến triển” gì để chuyển sang giai đoạn đàm phán thứ hai.

Mặc dù Anh không rời EU trước năm 2019, song các doanh nghiệp muốn làm rõ điều đó để họ có thể có những quyết định đầu tư quan trọng.

Một kịch bản được vạch sẵn: bữa ăn trưa bàn việc với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, sau đó là cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và kết thúc với tuyên bố chiến thắng tới Hạ viện Anh tại London vào ngày 5/12. Tuy nhiên, mọi thứ lại không theo quy trình đó.

Thủ tướng Anh May phụ thuộc vào sự ủng hộ từ đảng chính trị lớn nhất Bắc Ireland DUP. Tuy nhiên, khi đảng này nghe ngóng được một vài thông tin mật trong bản thỏa thuận của bà May có liên quan đến biên giới Ireland, họ tức giận, và bà May buộc phải từ bỏ mọi kế hoạch, quay trở lại London.

Điều gì được đưa lên bàn đàm phán?

Khi đàm phán Brexit bắt đầu từ 6 tháng trước, EU rõ ràng thể hiện vị thế: Sẽ không tán thành bất kỳ thảo luận nào về quan hệ tương lai với Anh cho đến khi đạt được tiến bộ hiệu quả trong ba lĩnh vực: Anh trả “hóa đơn ly dị”, quyền lợi của công dân EU tại Anh quốc được đảm bảo và không có sự sắp đặt lại cơ sở hạ tầng biên giới giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland.

Sau các cuộc đàm phán kéo dài, hai bên đã thống nhất về hai vấn đề đầu tiên, đặc biệt là sau khi Anh đồng ý "trả tiền ly dị" cho EU. Tuy nhiên, vấn đề biên giới Ireland vẫn là rào cản cuối cùng.

Sáng 4/12, các bên đàm phán đã đi đến một quan điểm chung. Anh đảm bảo Bắc Ireland sẽ tiếp tục hoạt động theo quy định luật pháp EU. Tuy nhiên, không may cho Thủ tướng May, bản thỏa thuận bị rò rỉ. Thành viên Đảng DUP – tận lực để bảo vệ sự thống nhất giữa Anh và Bắc Ireland – tức giận vì những thông tin đó.

Thủ tướng Anh buộc quay trở lại London và tìm cách "hạ hỏa" đảng DUP.

Tính toán của bà May cho rằng đảng DUP cuối cùng sẽ nghe theo thỏa thuận của bà. Tuy nhiên, vấn đề chính là đảng DUP có khả năng đánh đổi quỹ trị giá 1,5 tỷ bảng Anh thỏa thuận với Bắc Ireland chỉ vì thỏa thuận ủng hộ chính quyền của bà May?

Và nếu như DUP rút không còn ủng hộ Thủ tướng May và mở ra cơ hội cho một cuộc tổng tuyển cử khác, liệu đảng Lao động và lãnh đạo Jeremy Corbyn có giành chiến thắng?

Vậy nếu Thủ tướng May có thể giải quyết vấn đề với đảng DUP, sẽ còn sự lựa chọn nào cho bà? Thật không may, tất cả lựa chọn đều tiềm ẩn nguy cơ.

Brexit “mềm”

Brexit mềm đồng nghĩa với tình huống Anh và 27 nước EU sẽ vẫn duy trì các cơ chế liên minh và thị trường đơn nhất. Điều này cũng đảm bảo Anh sẽ tôn trọng triệt để quy định, tiêu chuẩn EU.

Quan điểm này được các nhà lãnh đạo Scotland, Wales và London bày tỏ ủng hộ. Phần lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn đều mong đợi một mối quan hệ thân thiết với EU.

Kịch bản Brexit mềm vốn dĩ đã tồn tại: 4 quốc gia không phải EU tham gia vào thị trường duy nhất qua thành viên của Hiệp hội Mậu dịch Tự do châu Âu.

Tuy nhiên, kịch bản này cũng vấp phải sự phản đối từ các nhà phê bình – những người cáo buộc chính phủ phản bội bộ phận cử tri bỏ phiếu ủng hộ rời khỏi EU. Bên cạnh đó, những người ủng hộ Brexit thuộc đảng Bảo thủ cũng sẵn sàng biểu tình phản đối thỏa thuận trên. Tình trạng chiếm đa số của Thủ tướng May hiện giờ khá mong manh. Trong bất kỳ trường hợp nào, bà dường như đã loại trừ phương án này.

Brexit “cứng”


Thỏa thuận Brexit cứng liên quan đến việc cắt đứt càng nhiều mối liên hệ với EU càng tốt trong khi vẫn duy trì một số hình thức quan hệ thương mại.

Đây là điều mà những người ủng hộ Brexit yêu cầu. Họ mong muốn Anh lấy lại quyền kiểm soát luật lệ và chính sách nhập cư. Brexit cứng cũng yêu cầu các bên đàm phán cho ra đời một thỏa thuận thương mại theo ý của nước Anh và được đánh giá là phương án phức tạp nhất.


Brexit cứng có thể làm hài lòng những người ủng hộ Brexit khi thỏa thuận rút Anh ra khỏi cơ chế chung của liên minh và thị trường đơn nhất trong khi đảm bảo quốc gia hoàn toàn có đầy đủ sự tự chủ về hệ thống luật pháp. Phương án này nhận được sự ủng hộ từ một số nhân vật cấp cao trong Nội các bà May.

Tuy nhiên, nếu Anh rời bỏ cơ chế liên minh và thị trường duy nhất, rất khó để có thể xác định cơ chế thuế quan tại biên giới Ireland. Dường như phương án này cũng không chắc giành được đa số số phiếu ủng hộ tại Hạ viện Anh.

Thủ tướng Cộng hòa Ireland Leo Varadkar muốn Anh đảm bảo biên giới Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland. Ảnh: CNN

Không có thỏa thuận gì hết


Nếu các cuộc đàm phán thất bại, và Anh kết thúc mà không có thỏa thuận thương mại hoặc thậm chí một sự sắp xếp chuyển giao, nước Anh sẽ bắt đầu xúc tiến quá trình Điều khoản 50 (Article 50) và chính thức rời khỏi EU vào ngày 29/3/2019.

Nếu như không có thỏa thuận thương mại, hai bên sẽ hợp tác sự trên quy định thương mại thế giới do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) định hình.

Tuy nhiên, phần lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lại cho rằng quy định của WTO sẽ là mối nguy hiểm cho nền giao thương nước Anh. Luật lệ của WTO không bao gồm một số lĩnh vực quan trọng như hợp tác EU, ví dụ về an ninh hay hàng không.

Ở lại EU


Nếu như không đạt được thỏa thuận Brexit, cùng như các nghị sĩ Anh từ chối một Brexit “không thỏa thuận”, phương án còn lại là Anh vẫn tiếp tục ở lại EU.

Phần lớn các chuyên gia tư pháp đều tin rằng Anh có thể tạm hoãn tiến trình rời bỏ EU nếu như họ muốn. Các nhà lãnh đạo EU bày tỏ họ mong muốn Anh ở lại khối liên minh. Họ tin rằng việc rời khỏi EU sẽ là một bất lợi về mặt kinh tế với Anh.

Sau cuộc đàm phán 4/12, Ủy ban Châu Âu tuyên bố đã đạt được thỏa thuận. Vị trí của chính phủ Ireland vẫn như cũ. Đồng hồ điểm từng giây: các quan chức EU cho biết thỏa thuận phải đạt được chỉ trong vài ngày nếu như Anh muốn diễn ra một hội nghị thượng đỉnh châu Âu vào ngày 14-15/12 tới nhất trí chuyển sang giai đoạn đàm phán thương mại.

Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Ireland 'ngạc nhiên và thất vọng' sau bế tắc đàm phán Brexit
Ireland 'ngạc nhiên và thất vọng' sau bế tắc đàm phán Brexit

Thủ tướng CH Ireland Leo Varadkar bày tỏ "ngạc nhiên và thất vọng" sau khi các nhà lãnh đạo Anh và Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục bất đồng và không thể nhất trí về một dự thảo thỏa thuận liên quan vấn đề đường biên giới giữa CH Ireland và Bắc Ireland (thuộc Anh) sau khi Anh rời mái nhà chung châu Âu, còn gọi là Brexit.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN