Vì sao phần lớn loài người thuận tay phải?

Cứ 10 người thì 9 thuận tay phải - một sự mất cân bằng mà các nhà nghiên cứu đã cố gắng giải thích trong nhiều thập kỷ qua những vẫn chưa có câu trả lời thực sự thuyết phục.

Chú thích ảnh
Hình vẽ mô tả một người cổ đại cầm giáo bằng tay phải. Ảnh: Bigthink

Một trong những ý tưởng được xem là giả thuyết chiến đấu cho rằng: “Thuận tay trái cung cấp lợi thế trong chiến đấu, mặc dù ảnh hưởng tổng thể tới sức khỏe thể chất khiến cho người thuận tay trái trở nên hiếm gặp trong dân số”. Thực tế, nam giới - những người trong lịch sử luôn đi đầu trong các cuộc cạnh tranh giành được tài nguyên và bạn tình - có tỉ lệ thuận tay trái cao hơn so với nữ giới.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy người thuận tay trái thường xuất sắc hơn so với người thuận tay phải, đặc biệt là trong các môn thể thao đòi hỏi phối hợp tay- mắt như: quần vợt, bóng chuyền và bóng chày. Điều này có thể là do người chơi không quen việc đấu với người thuận tay trái vì họ hiếm gặp hơn.

Một vấn đề lớn với giả thuyết chiến đấu là bất lợi về sức khỏe đã được dự đoán trước lại không được chứng minh trong các nghiên cứu lớn. Nhìn chung, người thuận tay trái không có vẻ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khỏe hơn so với người thuận tay phải, thời gian sống của họ cũng không ngắn hơn.

Nhận thấy vấn đề rõ ràng này, một nhóm ba nhà khoa học tại Đại học Lund (Thụy Điển) và Chester (Anh) đã đề xuất một phiên bản cập nhật của giả thuyết chiến đấu phù hợp hơn với dữ liệu hiện tại. Trong một bài báo được đăng trên tạp chí Symmetry, ba nhà khoa học Matz Larsson, Astrid Schepman và Paul Rodway cho rằng: “Trong suốt lịch sử loài người, những người thuận tay phải thực sự có lợi thế chiến đấu hơn nhiều, đó là lý do tại sao họ đông hơn".

Câu hỏi đặt ra là vì sao người thuận tay phải lại có lợi thế chiến đấu? Theo các nhà nghiên cứu, điều đó liên quan đến vị trí của trái tim và suy nghĩ rằng con người đã thực hiện hầu hết các cuộc đối đầu với vũ khí cầm tay sắc nhọn như các cây giáo gỗ suốt phần lớn của lịch sử con người.

Khoảng ba phần tư của trái tim được đặt ở bên trái của ngực, làm cho phía trái của ngực trở thành một mục tiêu dễ bị tấn công. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng khi con người chiến đấu với vũ khí đâm, tay sử dụng để cầm vũ khí sẽ quyết định khu vực của ngực bị tiếp xúc với đối thủ. Việc cầm vũ khí bằng tay trái sẽ xoay phía trái của ngực, do đó là phần lớn của trái tim sẽ hướng về kẻ địch. Trong khi cầm vũ khí bằng tay phải sẽ xoay nó đi xa khỏi phía kẻ thù. Hơn nữa, cánh tay trái có thể được sử dụng để chống lại các đòn đâm của đối thủ trong chiến đấu.

Tổng hợp lại, điều này có nghĩa là người thuận tay phải có thể được bảo vệ tốt hơn khỏi những đòn đâm chết người.

Dựa trên phiên bản mới của giả thuyết chiến đấu, có thể đưa ra một dự đoán quan trọng: “Vì không có bất lợi về sức khỏe từ việc sử dụng tay trái và chiến đấu với vũ khí đâm không còn là áp lực tiến hóa, chúng ta có thể thấy tỷ lệ người thuận tay trái ở các xã hội hiện đại giữ nguyên hoặc tăng lên rộng rãi”. Một số nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ người thuận tay trái đã tăng trong thế kỷ 20, nhưng chưa rõ liệu đó có phải là do di truyền hay văn hóa.

Cần lưu ý rằng giải thích mới về ưu thế của người thuận tay phải vẫn còn là một giả thuyết, dựa trên suy đoán từ các sự kiện sinh lý học và giai thoại hành vi, được hỗ trợ bởi các tập dữ liệu quan sát lớn. Giả thuyết chiến đấu cập nhật là hợp lý, nhưng vẫn chưa được chứng minh.

Nhật Anh (Theo Interesting Engineering)
Bảo tàng lịch sử loài người giữa sa mạc
Bảo tàng lịch sử loài người giữa sa mạc

Sau gần 4 thập niên xây dựng, một người đàn ông Mỹ 94 tuổi đã hoàn thành một bảo tàng đặc biệt, nơi du khách và các học giả có thể tìm hiểu thêm nhiều điều về lịch sử loài người giữa sa mạc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN