Ngày 3/11, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ), ông Stephane Dujarric cho biết đã có thêm 7 binh sĩ thuộc Phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ ở Mali (MINUSMA) bị thương trong quá trình rút khỏi quốc gia này do đoàn xe chở họ trúng phải một thiết bị nổ tự chế (IED).
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn các nguồn tin của Liên hợp quốc (LHQ) và quân đội cho biết đoàn xe cuối cùng của Phái bộ Gìn giữ hòa bình của LHQ ở Mali (MINUSMA) hôm 21/10 đã rời trại của họ ở thị trấn Tessalit trong Khu vực Kidal nhiều căng thẳng. Việc rút quân của LHQ được thực hiện theo yêu cầu của các nhà lãnh đạo quân sự Mali.
Ngày 2/8, Liên hợp quốc (LHQ) thông báo trên 460 binh sĩ Ai Cập tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ kéo dài một thập niên tại Mali đã rời khỏi nước này. Việc rút quân của Ai Cập tại Mali dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.
Đức cam kết tiếp tục hỗ trợ đảm bảo an ninh tại khu vực Sahel của châu Phi sau khi rút quân khỏi Mali theo kế hoạch. Tuyên bố trên được Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đưa ra ngày 12/4 khi ông bắt đầu chuyến thăm đầu tiên tới khu vực này.
Người phát ngôn của Chính phủ Đức Steffen Hebestreit ngày 22/11 thông báo Berlin sẽ rút lực lượng khỏi Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) vào tháng 5/2024.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Côte d’Ivoire ngày 15/11 tuyên bố sẽ rút khỏi các hoạt động của Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) tại Mali - MINUSMA.
Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 14/11, Anh tuyên bố rút về nước lực lượng quân đội, gồm 250 binh lính, đang tham gia sứ mệnh của Liên hợp quốc (LHQ) ổn định tình hình tại Mali.
Ngày 15/8, Pháp tuyên bố những binh sĩ cuối cùng tham gia chiến dịch Barkhane ở Mali hiện đã rút khỏi sau gần 10 năm tham chiến nhằm đẩy lùi các lực lượng nổi dậy Hồi giáo cực đoan tại quốc gia Tây Phi này.
Ngày 18/2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố các binh sĩ nước này sẽ rút khỏi Mali "một cách trật tự". Tuyên bố trên được đưa ra sau khi chính quyền quân sự Mali yêu cầu lực lượng Pháp lập tức rời khỏi quốc gia châu Phi này.
Ngày 16/2, Pháp cùng các đồng minh châu Âu thông báo sẽ bắt đầu rút quân khỏi Mali sau gần 10 năm tham chiến nhằm đẩy lùi các lực lượng nổi dậy Hồi giáo cực đoan tại quốc gia Tây Phi này.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, các nguồn tin ngày 15/2 cho biết Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong tuần này sẽ thông báo rằng quân đội Pháp sẽ được rút khỏi Mali và tái triển khai ở những nơi khác ở khu vực Sahel, sau khi mối quan hệ giữa Paris với chế độ quân sự của quốc gia châu Phi này đổ vỡ.
Ngày 27/1, Ngoại trưởng Đan Mạch Jeppe Kofod tuyên bố nước này sẽ bắt đầu rút binh sĩ khỏi Mali, sau khi chính quyền quân sự tại quốc gia châu Phi này đưa ra yêu cầu lập tức rút quân.
Ngày 9/4, Pháp đã bắt đầu rút nhóm binh sĩ đầu tiên ra khỏi Mali, chính thức khởi động tiến trình rút một phần lực lượng chiến đấu ra khỏi quốc gia Tây Phi này.
Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault thông báo binh sĩ nước này sẽ bắt đầu rút khỏi Mali kể từ cuối tháng 4.
Trong bài trả lời phỏng vấn nhật báo "Metro" xuất bản ngày 6/2, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết nước này hy vọng sẽ bắt đầu rút binh sĩ khỏi Mali "bắt đầu vào tháng 3, nếu mọi việc theo đúng kế hoạch".