Ngày 30/11, Armenia và Azerbaijan đã nối lại các cuộc đàm phán về biên giới chung, sau một thời gian đình trệ kể từ khi Baku giành lại khu vực Nagorny-Karabakh.
Ngày 12/10, đại diện hai nước Armenia và Azerbaijan đã có mặt tại Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), trong đó Yerevan đề nghị các thẩm phán buộc Baku phải rút binh sĩ khỏi khu vực Nagorny-Karabakh và cho phép những người dân gốc Armenia đã di tản trước đó được quay trở về an toàn.
Ngày 11/10, Điện Kremlin cho biết Moskva sẽ thảo luận với Azerbaijan về tương lai của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở khu vực Nagorny-Karabakh, vài tuần sau khi Baku giành lại quyền kiểm soát khu vực ly khai có đa số người gốc Armenia sinh sống này.
Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 27/9, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ làm việc với các đồng minh và đối tác trong những ngày tới để thực hiện sứ mệnh giám sát quốc tế ở khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh sau khi xảy ra xung đột hồi tuần trước.
Ngày 26/9, Mỹ đã kêu gọi tiếp tục viện trợ nhân đạo cho khu vực Nagorny -Karabakh trong bối cảnh các quan chức nước này công bố hỗ trợ nhân đạo bổ sung để giải quyết vấn đề y tế và các nhu cầu khẩn cấp khác tại đây.
Ngày 21/9, Thủ tướng Armenia, ông Nikol Pashinyan cho biết thỏa thuận ngừng bắn ở khu vực Nagorny-Karabakh đang được tuân thủ rộng rãi.
Theo hãng tin Reuters (Anh), lực lượng vũ trang sắc tộc Armenia tại khu vực Nagorny-Karabakh ngày 21/9 cho biết đã nhất trí lệnh ngừng bắn với Azerbaijan, song những chi tiết quan trọng, trong đó có việc giao nộp vũ khí, vẫn cần được thảo luận.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết đã liên lạc với tất cả các bên liên quan tới xung đột tại khu vực Nagorny-Karabakh, đồng thời bày tỏ hy vọng về một giải pháp hòa bình cho khu vực này.
Cuộc tập trận "Eagle Partner 2023" tuy dự kiến chỉ là một sự kiện nhỏ nhưng dường như là bước đi mới nhất của Armenia nhằm phản ứng với Nga liên quan đến tranh chấp giữa Armenia - Azerbaijan đang diễn ra về khu vực Nagorny - Karabakh.
Ngày 11/7, Azerbaijan đã tạm đóng tuyến đường duy nhất nối khu vực Nagorny-Karabakh và Armenia, với cáo buộc chi nhánh của Tổ chức Chữ thập Đỏ tại Armenia có hoạt động “buôn lậu” qua tuyến đường này.
Theo hãng tin TASS, ngày 22/5, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tuyên bố Yerevan sẵn sàng công nhận khu vực Nagorny-Karabakh là một phần lãnh thổ Azerbaijan với điều kiện Baku đảm bảo an ninh và quyền lợi cho những cư dân gốc Armenia sống tại khu vực này.
Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 22/2 đã yêu cầu Azerbaijan chấm dứt phong tỏa Nagorny-Karabakh đang tranh chấp với Armenia, cho rằng người dân ở khu vực này sẽ có nguy cơ phải gánh chịu “tổn thất không thể bù đắp được”.
Ngày 29/12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga quan ngại về căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan liên quan việc phong tỏa hành lang giao thông Lachin - tuyến đường duy nhất nối khu vực Nagorny-Karabakh với Armenia - trong suốt 2 tuần qua, đồng thời khẳng định sẽ duy trì vai trò trung gian giúp 2 quốc gia này.
Khi Nga bị chi phối bởi cuộc xung đột ở Ukraine, EU đang muốn mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực Nagorny-Karabakh.
Ngày 23/5, Armenia và Azerbaijan thông báo đã thành lập một ủy ban phân định biên giới, được đánh giá là bước đi hướng tới sớm chấm dứt tranh chấp khu vực Nagorny-Karabakh.
Theo phóng viên TTXVN tại SNG, Azerbaijan ngày 29/3 tuyên bố sẵn sàng tiến hành hòa đàm với Armenia, sau khi Yerevan kêu gọi Baku đàm phán về một hiệp ước hòa bình toàn diện trong bối cảnh xuất hiện tình trạng căng thẳng mới ở khu vực Nagorny-Karabakh.
Ngày 24/3, Armenia đã dỡ bỏ lệnh thiết quân luật, được áp đặt từ tháng 9 năm ngoái sau khi nổ ra cuộc xung đột với Azerbaijan liên quan đến khu vực Nagorny-Karabakh.
Ngày 26/2, Điện Kremlin kêu gọi Armenia tuân thủ các thỏa thuận đạt được với Azerbaijan sau cuộc xung đột gây nhiều thương vong hồi năm ngoái tại khu vực Nagorny-Karabakh, bất chấp biến động chính trị tại Armenia.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/1 đã chủ trì cuộc họp đầu tiên với các nhà lãnh đạo của Armenia và Azerbaijan kể từ khi xảy ra xung đột ở khu vực Nagorny-Karabakh. Đây được xem là một nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề có nguy cơ phá hoại thỏa thuận chấm dứt xung đột.