So sánh tên lửa DF- 25 và Agni-V

Trên nền tảng tên lửa DF-21, Trung Quốc mới đây đã phát triển một loại tên lửa đạn đạo tầm trung tiên tiến hơn mang tên DF-25. Bước tiến này của Trung Quốc diễn ra sau khi Ấn Độ hoàn thiện phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Tầm bắn của DF-25 ước tính khoảng 3.200km. Mặc dù nó vẫn chưa thể vượt qua tên lửa đạn đạo Agni-V tới tầm bắn 5.000km, nhưng DF-25 vẫn có khả năng tấn công các mục tiêu trọng yếu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm các cở sở quân sự của Mỹ tại đảo Guam.

Tên lửa DF-25 của Trung Quốc.


DF-25 có thể mang 3 đầu đạn để tấn công nhiều mục tiêu trong khu vực, trong khi tên lửa Agni-V của Ấn Độ chỉ có thể mang 2 đầu đạn hạt nhân. Kết hợp với hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu, DF-25 còn có thể cơ động để tiến hành các cuộc tấn công chính xác nhằm vào các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ. Cùng với DF-21, DF-25 sẽ trở thành mối đe dọa chí tử đối với lực lượng hải quân Mỹ hoạt động ở tây Thái Bình Dương. Ngoài ra, DF-25 còn rất khó để đánh chặn.

Sơ tốc đầu đạn của DF-25 ước tính vào khoảng 7km/s, vượt qua khả năng đánh chặn của bất cứ hệ thống tên lửa không-đối-đất mà Mỹ bố trí ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một khi loại vũ khí này được triển khai để đối phó Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), sẽ không có loại vũ khí nào có thể ngăn chặn nó tấn công mục tiêu. DF-25 có thể khiến hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trong khu vực trở nên hoàn toàn vô dụng.

Tên lửa Agni-V của Ấn Độ.


Trong khi đó, Ấn Độ đã thử nghiệm thành công Agni-V vào tháng 9/2013. Điều này khiến Trung Quốc lo ngại và sự lo lắng này hoàn toàn có lý bởi sức mạnh mà Agni-V sở hữu. Theo Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO), tên lửa đạn đạo Agni-V có trọng lượng 50 tấn và tầm bắn của loại tên lửa này sẽ bao gồm toàn bộ khu vực Châu Á cũng như một phần các lục địa khác. Đặc biệt hơn, Agni-V sẽ được tích hợp nhiều đầu đạn phân tách độc lập để tên lửa có thể tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V được Ấn Độ phát triển với mục đích chủ yếu là tăng cường khả năng răn đe hạt nhân đối với Trung Quốc. Sức mạnh của Agni-V đủ để làm Bắc Kinh phải “chột dạ" trước bất kỳ ý đồ gây chiến nào trước New Delhi. Và cho dù Trung Quốc cho ra đời loại tên lửa DF-25 thế hệ mới, có thể làm nhiều nước run sợ nhưng nó vẫn trở nên vô nghĩa trước Ấn Độ.


CT
(India Defence)

Tên lửa xuyên lục địa mới của Trung Quốc làm Mỹ lo sốt vó?
Tên lửa xuyên lục địa mới của Trung Quốc làm Mỹ lo sốt vó?

Giới quân sự Trung Quốc gần đây đã ngầm tiết lộ các ảnh chụp về loại tên lửa xuyên lục địa địa di động (ICBM) Đông Phong-41 (DF-41) mới có tầm bắn xa nhất của nước này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN