Tàu ngầm hạt nhân Xô-viết lớp Lira. |
Chuyên viên quân sự Robert Farley của National Interest đã nhắc lại về hiện tượng một thời này. Tàu ngầm hạt nhân Xô-viết lớp Lira (theo phân loại của NATO là Alfa) đã tạo điều kiện để Liên Xô trở thành đối thủ đáng gờm dưới biển với các quốc gia NATO, cụ thể là Mỹ.
Thân tàu ngầm của Liên Xô được làm bằng titan và đảm bảo tốc độ phi thường (41 hải lý/giờ), có khả năng cơ động linh hoạt và lặn xuống độ sâu đến 700 mét. Những đặc điểm như vậy gây khó khăn tối đa cho NATO khi muốn phát hiện hoặc tiêu diệt.
Lira đã có thể thực hiện những điều mà không một loại tàu ngầm nào khác có thể lặp lại (chỉ trừ tàu ngầm K-222) và cho đến tận bây giờ cũng không tàu nào làm nổi", chuyên viên Farley nhận định.
Nhờ những đặc điểm có tính chất tiên tiến bậc nhất vào thời đó, Lira đã tránh được phần lớn ngư lôi của NATO, trong khi chính nó có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho đối phương, chuyên viên Farley cho biết.
NATO đã xếp Lira vào hạng "siêu vũ khí" của Liên Xô. Đến thời cải tổ, Lira hóa ra không còn hợp với túi tiền Liên Xô. Ngay sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Nga từ bỏ vận hành "siêu tàu ngầm" này.