Khu 51
Căn cứ không quân “huyền thoại” của Mỹ tại bang Nevada, gắn liền với những câu chuyện về người ngoài hành tinh và vật thể bay không xác định (UFO).
Hình ảnh Khu 51 chụp từ vệ tinh vào năm 2016. |
Theo thông tin chính thức, căn cứ không quân này là nơi quân đội Mỹ thử nghiệm các máy bay quân sự như U-2, A-12, SR-71 và F-177.
Tap chí National Geographic cho biết hơn một nửa báo cáo về UFO tại Mỹ cuối những năm 50 đến thập niên 60 của thế kỷ trước trên thực tế là các máy bay trinh sát U-2 có thể đạt độ cao 21 km.
Căn cứ hải quân Vịnh Guantanamo
Quân đội Mỹ đã giam giữ nhiều nghi phạm khủng bố tại căn cứ ở Vịnh Guantanamo thuộc lãnh thổ Cuba. Có gần 10.000 thủy thủ và binh sĩ Mỹ đồn trú tại căn cứ này. Ngoài ra, nơi đây có đủ khoảng không cho 50 chiến hạm neo đậu.
Nơi giam giữ tù nhân ở Vịnh Guantanamo. Ảnh: AFP |
Các quân nhân Mỹ và gia đình của họ đồn trú tại Vịnh Guantanamo có cuộc sống rất khác biệt so với những đồng nghiệp tại căn cứ quân sự khác của Washington ở hải ngoại bởi họ bị hạn chế rời cơ sở này và không được đi lại tự do quanh Cuba.
Căn cứ Hải quân Yulin
Nằm tại bờ Nam của đảo Ham Nam, thông tin về tổ hợp ngầm dưới lòng đất có tên căn cứ Hải quân Yulin chỉ rò rỉ với công chúng cách đây một thập niên. Việc khởi công xây dựng căn cứ Hải quân Yulin đã được bắt đầu từ năm 2000.
Căn cứ Hải quân Yulin của Trung Quốc. |
Căn cứ rộng 25 km vuông này được coi là yếu tố quan trọng đối với quân đội Trung Quốc và có thể chứa 20 tàu ngầm hạt nhân.
Tổ hợp trong núi Cheyenne
Một căn cứ của Bộ chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) được xây từ thập niên 60 của thế kỷ trước hiện vẫn nằm ẩn sâu trong núi Cheyenne, bang Colorado để giám sát những mối đe dọa hạt nhân đối với Mỹ.
Căn cứ trong núi Cheyenne được hoàn thành vào ngày 8/2/1966 và đóng vai trò là trụ sở thứ hai của NORAD. |
Căn cứ này nằm sâu 609 m trong núi Cheyenne với hai cửa vào kiên cố được làm từ bê tông và thép dày 1m. Căn cứ trong núi của NORAD hàng ngày vẫn giám sát và nghiên cứu từ 3 đến 4 thông tin tình báo về CHDCND Triều Tiên.
Căn cứ Olavsvern
Hải quân Mỹ đã tận dụng căn cứ Hải quân của Hoàng gia Na Uy Olavsvern trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để giám sát khu vực Đại Tây Dương.
Căn cứ Olavsvern. Ảnh: AFP |
Công trình cảng ngầm này kết nối trực tiếp với biển qua một đường hầm – đã bị đóng cửa trong năm 2009 và bán cho chủ sở hữu tư nhân.