"Năm nay, chúng tôi có kế hoạch đưa tên lửa Angara hạng nhẹ ra thị trường. Và sau khi khách hàng xác định được tải trọng cần thiết, chúng tôi cũng sẽ ra mắt chiếc Angara hạng nặng. Có thể là vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau”, ông Rogozin nói.
Người đứng đầu Roscosmos cho biết hiện tên lửa Angara-A5 hạng nặng đã có mặt tại sân bay vũ trụ Plesetsk, trong khi Angara-A1.2 hạng nhẹ sẽ sớm được chuyển đến đó.
Hồi tháng 5, ông Rogozin thông báo với các phóng viên rằng Roscosmos đã chuyển giao toàn bộ tên lửa Angara do Bộ Quốc phòng Nga đặt hàng cho Sân bay vũ trụ Plesetsk.
Vụ phóng thử Angara-A5 đầu tiên được tiến hành vào tháng 12/2014, trong khi vụ phóng tên lửa Angara-1.2 đầu tiên cũng diễn ra thành công vào tháng 7 năm đó.
Tháng 10/2021, truyền thông địa phương đưa tin Bộ Quốc phòng Nga đang có kế hoạch thực hiện 17 vụ phóng tên lửa đẩy hạng nặng Angara-A5 mới từ Sân bay vũ trụ Plesetsk trước cuối năm 2027.
Angara là một dòng tên lửa đẩy do Trung tâm nghiên cứu và chế tạo Khrunichev phát triển. Tên lửa đẩy Angara có khả năng đưa tải trọng từ 3.000 đến 24.500 kg vào quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, cùng với phiên bản tên lửa đẩy Soyuz-2 nhằm thay thế các tên lửa đẩy phát triển từ thời Liên Xô.
Trong khi Angara-1.2 chỉ có khả năng đưa trọng tải 3.800 kg vào quỹ đạo, phiên bản cao cấp hơn - Angara-A5 đã thực hiện phần lớn các nhiệm vụ của Angara. Ở phiên bản Angara-A5, 4 tầng đẩy URM-1 được sử dụng làm tầng đẩy phụ, sản sinh lực đẩy tối đa trong 214 giây, sau đó sẽ được tách khỏi thân tên lửa. Tầng đẩy URM-1 trung tâm sẽ hoạt động tối đa công suất lúc tên lửa cất cánh, sau đó sẽ giảm công suất động cơ còn 30% để tiết kiệm nhiên liệu.