Hạm đội Phương Bắc và Hiệp hội Địa lý Nga đã cùng hợp tác thực hiện chuyến thám hiểm và phát hiện ra những đảo mới có diện tích từ 900 đến 54.500 mét vuông.
Hãng TASS (Nga) dẫn lời Phó đô đốc Aleksandr Moiseyev, người dẫn đầu đoàn thám hiểm vào ngày 22/10 cho biết những đảo mới lộ ra dưới lớp băng tan.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trong tháng 3 cho biết trong khoảng thời gian 6 năm qua, Nga đã xây dựng 475 cơ sở quân sự và điều động vũ khí, nhân sự tới Bắc Cực.
Khi nhận được câu hỏi Mỹ coi Nga là đối tác hay đối thủ cạnh tranh ở Bắc Cực, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Richard Spencer nói: “Nga đóng cả hai vai trò”.
Trong Chiến lược Quốc phòng Mỹ năm 2018, Washington nhấn mạnh Bắc Cực là phần “cạnh tranh sức mạnh lớn”. Tuy nhiên, Mỹ vẫn còn phải chạy đua nhiều ở Bắc Cực.
Mỹ chỉ sở hữu một tàu phá băng hạng nặng mang tên Polar Star do lực lượng Bảo vệ bờ biển vận hành. Trong khi đó, Nga có hơn 40 tàu phá băng với nhiều kích thước.
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ đã thực hiện hợp đồng đóng thêm 3 tàu phá băng mới nhưng đến năm 2024 mới dự kiến được bàn giao.
Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ được điều động luân phiên tới Na Uy từ năm 2017 và tham gia nhiều cuộc tập trận tại Alaska với Lục quân và Không quân nhằm làm quen với tình trạng thời tiết khắc nghiệt.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết vào cuối tháng 9, ban phụ trách Chương trình chứng nhận an ninh công nghệ môi trường đang xem xét quyết định về đề xuất với các dự án cơ sở hạ tầng tại Bắc Cực. Chương trình chứng nhận an ninh công nghệ môi trường đảm nhận nhiệm vụ tìm ra giải pháp tiên tiến và mang lại lợi nhuận về nhu cầu môi trường của Lầu Năm Góc.