Hãng truyền thông Nga phân tích về viện trợ vũ khí của Mỹ cho Ukraine

Thời gian qua, Mỹ đã viện trợ cũng như cam kết viện trợ quân sự hàng chục tỷ USD cho Ukraine. Tuy nhiên theo phân tích của tờ Sputnik thì những khoản viện trợ quân sự trên chủ yếu lại phục vụ nước Mỹ khi sử dụng nguồn tài chính trên để nâng cấp kho vũ khí quân đội Mỹ và viện trợ vũ khí sắp hết hạn cho Ukraine, kể cả tên lửa tầm xa ATACMS.

Chú thích ảnh
Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Chính quyền Biden được cho là đã “bật đèn xanh” khi cho phép Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp. Với tầm bắn hiệu quả lên tới 300 km, các phương tiện truyền thông phương Tây bắt đầu mường tượng về những hiệu quả, tác động mà loại tên lửa này mang lại cho Ukraine trên chiến trường.

Trước đó, Mỹ đã tìm cách trì hoãn việc cấp phép cho Ukraine sử dụng ATACMS để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga trong nhiều tháng. Trong khi đó, Mỹ vẫn bí mật chuyển giao tên lửa cho Ukraine trong thời gian trước đấy. Tuy nhiên, phóng viên Sputnik đã tìm hiểu để đưa ra những đánh giá về loại tên lửa này, cũng như lý do để Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS để tấn công vừa qua.

Theo đó, ATACMS không phải là hệ thống vũ khí tiên tiến nhất trong kho vũ khí của Mỹ. Ngoài ra, một trong số những tên lửa ATACMS được gửi cho Ukraine dự kiến sẽ hết hạn vào năm sau. Do đó, việc viện trợ cho Ukraine sẽ giúp Mỹ tiết kiệm hàng triệu USD chi phí bảo trì và cho phép quân đội Mỹ khai thác các quỹ viện trợ cho Ukraine để nâng cấp vũ khí của nước này.

Theo các chương trình hiện tại, việc chuyển giao vũ khí của Mỹ cung cấp cho Ukraine thường thông qua Quyền rút vốn của Tổng thống (PDA). Điều này cho phép Tổng thống Mỹ được quyền cho phép chuyển vũ khí đến Kiev từ kho vũ khí của Bộ Quốc phòng, đồng thời có nguồn lực để bổ sung kho vũ khí.

Theo số liệu mới nhất được của Ukraine Oversight - trang web trực thuộc Tổng thanh tra đặc biệt của Chiến dịch Atlantic Resolve, Quốc hội Mỹ đã tăng mức trần của PDA để hỗ trợ cho Ukraine lên tới 33,3 tỷ USD kể từ tháng 2/2022.

Tháng 9 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã xác nhận 5,5 tỷ USD trong tổng số 33,3 tỷ USD được phê duyệt theo PDA vẫn chưa được chuyển đến Ukraine. Trong các cuộc họp báo gần đây, các quan chức Lầu Năm Góc cho biết rằng Mỹ đã rất nỗ lực để hoàn thành việc chuyển giao số vũ khí trị giá 5,5 tỷ USD còn lại cho Ukraine trước ngày 20/1 – thời điểm Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức.

Theo dữ liệu từ Ukraine Oversight, Lầu Năm Góc vừa qua cũng nhận được ngân sách 45,8 tỷ USD để thay thế vũ khí cũng như bổ sung vào nguồn tài chính để viện trợ vũ khí, thiết bị cho Ukraine.Do vậy, tính cả khoản 32,7 tỷ USD mà Ukraine nhận được thông qua Sáng kiến ​​Hỗ trợ an ninh Ukraine (USAI) thì tổng số viện trợ mà nước này nhận được từ Mỹ sẽ lên tới khoảng 66 tỷ USD.

Việc tăng viện trợ cho Ukraine giúp Mỹ có thể đẩy một lượng hàng khổng lồ cũng như có điều kiện để thay thế các vũ khí hết hạn trong kho hiện nay của quân đội. Một hành động đạt được 2 mục đích, vừa cơ cấu tại danh mục vũ khí, vừa là thúc đẩy các nước đồng minh gia tăng viện trợ cho Ukraine trong cuộc chiến chống Nga.

Bình Thanh/Báo Tin tức (Theo Sputnik)
Nga cáo buộc Mỹ tìm cách kéo dài cuộc chiến tại Ukraine
Nga cáo buộc Mỹ tìm cách kéo dài cuộc chiến tại Ukraine

Ngày 20/11, Nga đã cáo buộc Mỹ tìm cách kéo dài cuộc chiến ở Ukraine thông qua việc tăng cường cung cấp vũ khí cho Kiev trước thời điểm Tổng thống đắc Trump nhậm chức.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN