Liên minh châu Âu (EU) được cho là đang xây dựng một gói viện trợ quốc phòng với quy mô lớn chưa từng có nhằm hỗ trợ cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Liên bang Nga.
Trong khi Mỹ đang tìm cách thiết lập ảnh hưởng thông qua các đề xuất trao đổi viện trợ quân sự lấy đất hiếm, Nga vẫn duy trì quyền kiểm soát thực tế đối với phần lớn các mỏ khoáng sản quan trọng tại Ukraine.
Tổng thống Mỹ vừa đưa ra ý tưởng gây tranh cãi: đổi viện trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine lấy quyền khai thác đất hiếm. Đề xuất này khiến cả Ukraine và Nga lên tiếng, làm dấy lên nhiều tranh luận về lợi ích chiến lược lẫn rủi ro an ninh.
Vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn tiếp cận các mỏ khoáng sản của Ukraine để đổi lấy viện trợ quân sự trong tương lai mà Kiev đang rất mong đợi để bổ sung nguồn lực trong cuộc chiến đối đầu với Nga hiện nay.
Quyết định của Nhật Bản trong việc gửi các phương tiện quân sự hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống lại các lực lượng của Liên bang Nga báo hiệu khả năng mở ra một kỷ nguyên mới trong cách tiếp cận của Tokyo đối với an ninh quốc tế.
Thụy Điển, nước gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tháng 3/2024, đã công bố gói viện trợ quân sự lớn nhất từ trước đến nay dành cho Ukraine, trị giá 13,5 tỷ SEK (1,22 tỷ USD).
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc dẫn truyền thông quốc tế cho biết Chính phủ Thụy Điển ngày 30/1 cam kết sẽ viện trợ quân sự bổ sung 1,2 tỷ USD cho Ukraine. Ngoài ra, Thụy Điển cũng hối thúc châu Âu gánh vác phần trách nhiệm lớn hơn trong việc hỗ trợ Ukraine.
Trong bối cảnh xung đột leo thang, Thụy Điển đã cam kết gói viện trợ quân sự lớn nhất từ trước đến nay, với trọng tâm là phát triển khả năng tấn công tầm xa và tăng cường năng lực quốc phòng cho Ukraine.
Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, viện trợ quân sự của Washington cho Kiev vẫn tiếp tục ngay cả khi tân Ngoại trưởng Mỹ, ông Marco Rubio, tuyên bố tạm dừng viện trợ nước ngoài trong 90 ngày.
Ngày 24/1, Mỹ - nhà viện trợ lớn nhất thế giới – đã thông báo quyết định đóng băng hầu hết nguồn viện trợ của mình cho nước ngoài trên toàn cầu. Tuy nhiên, sắc lệnh này có ngoại lệ khi cho phép tiếp tục các chương trình cung cấp thực phẩm nhân đạo và viện trợ quân sự cho Israel và Ai Cập.
Tổng thống Zelensky vừa công bố con số đáng chú ý về tỷ lệ vũ khí từ Mỹ, châu Âu và trong nước trên chiến trường Ukraine, đồng thời nhấn mạnh sự phụ thuộc vào viện trợ quân sự phương Tây. Ông Zelensky cũng chia sẻ quan điểm về các khó khăn trong chính sách viện trợ của Mỹ và những thách thức trên chiến trường Ukraine.
Ngày 15/1, theo hãng tin TASS, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Washington có lựa chọn ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine nếu Kiev không chấp nhận một số nhượng bộ về lãnh thổ nhằm đạt được hòa bình với Nga, nhưng Mỹ không muốn lựa chọn này.
Ngày 13/1, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius thông báo Bộ Quốc phòng nước này đã chuẩn bị gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, đồng thời bác bỏ thông tin của tạp chí Der Spiegel cho rằng Thủ tướng Olaf Scholz đang ngăn chặn gói viện trợ này.
Các lệnh trừng phạt này là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã cung cấp cho Ukraine khoảng 64 tỷ USD viện trợ quân sự kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bắt đầu.
Theo tạp chí Der Spiegel, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang ngăn chặn việc phê duyệt gói viện trợ quân sự trị giá 3 tỷ euro cho Ukraine.
Phóng viên TTXVN tại châu Phi đưa tin, ngày 9/1, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cam kết Trung Quốc sẽ hỗ trợ toàn diện và viện trợ quân sự cho lục địa nghèo nhất thế giới khi ông kết thúc chuyến công du châu Phi tại Nigeria.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 9/1 đã công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 500 triệu USD cho Ukraine.
NATO đang xây dựng một kế hoạch dài hạn nhằm duy trì và mở rộng hỗ trợ quân sự cho Ukraine đến năm 2027, trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga tiếp tục kéo dài và Ukraine phải đối mặt với nhiều thách thức trên chiến trường.
Trong cuộc họp báo ngày 7/1, đại diện cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết các nước phương Tây sẽ phân chia nhu cầu quân sự của Ukraine thành nhiều lĩnh vực, đồng thời giao trách nhiệm cho các quốc gia thành viên hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của Kiev trong từng khía cạnh cụ thể.
Năm 2024, xung đột Nga-Ukraine tiếp tục leo thang với các sự kiện quan trọng như Nga thay đổi "Học thuyết hạt nhân" và Ukraine nhận viện trợ quân sự từ phương Tây. Dự báo năm 2025, tình hình có thể trở nên nghiêm trọng hơn hoặc mở ra cơ hội hòa bình, phụ thuộc vào động thái của các bên liên quan.