Phát biểu tại một hội nghị giải trừ quân bị ở Stockholm, Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstrom cho rằng việc Washington rút khỏi thỏa thuận năm 2015 là hết sức “phản tác dụng”, không chỉ gây ra sự đe dọa đối với thỏa thuận này mà còn gây ra sự đe dọa đối với sự tín nhiệm của các cường quốc thế giới trong đàm phán với Triều Tiên.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas, người vừa có mặt ở Iran hồi cuối tuần trước để tiến hành những cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Tehran, cảnh báo rằng sự đổ vỡ của thỏa thuận hạt nhân Iran không mang lại lợi ích cho cả châu Âu và Tehran. Theo ông Maas, nếu không có thỏa thuận này, “không ai còn có thể chắc chắn rằng Iran sẽ không khôi phục việc phát triển một loại vũ khí hạt nhân”.
Ngoại trưởng Đức cũng khẳng định: “Nếu Iran rút khỏi thỏa thuận này, điều đó sẽ dẫn đến sự cô lập quốc tế; tình hình sẽ quay trở về như thời gian trước khi đạt được thỏa thuận, trong đó có tất cả các lệnh trừng phạt". Ông nhấn mạnh, "đó không phải là lợi ích của Iran”.