Ngày 22/7, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Denys Shmyhal cho biết nước này sẽ cần ít nhất 120 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng trong năm 2026. Ông bày tỏ hy vọng Ukraine sẽ nhận được một nửa số tiền này từ sự hỗ trợ của phương Tây.
Qua nhiều thập kỷ, hợp tác quân sự đã đóng vai trò then chốt trong quan hệ Trung – Nga, không chỉ củng cố liên kết ngoại giao mà còn giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về năng lực quốc phòng nhờ tiếp cận các loại vũ khí và công nghệ quân sự hiện đại từ Nga.
Gần hai năm sau khi ra mắt, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đầu tiên của Triều Tiên – tàu Anh hùng Kim Kun Ok (Hero Kim Kun Ok) mang số hiệu 841, vẫn chưa được đưa vào hoạt động.
Theo hãng tin TASS ngày 22/7, một nhóm lính đánh thuê có nguồn gốc từ Mỹ Latinh đã rút khỏi khu vực tiền tuyến ở Donetsk, chỉ một ngày sau khi được triển khai bởi lực lượng vũ trang Ukraine.
Theo thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius, Đức và Mỹ đã đạt được thỏa thuận chuyển giao năm hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine.
Số phi đội sụt giảm, máy bay cũ kỹ, mua sắm trì trệ – không quân Ấn Độ có đang tự suy giảm sức mạnh trước các đối thủ chiến lược?
Theo Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 22/7, Triều Tiên có kế hoạch đóng thêm một tàu khu trục 5.000 tấn vào tháng 10 năm sau, sau khi hạ thủy 2 tàu quân sự như vậy vào đầu năm nay.
Lần đầu tiên, ít nhất là kể từ năm 2008, vũ khí hạt nhân của Mỹ được cho là đã quay trở lại lãnh thổ Anh.
Một hệ thống tác chiến điện tử mặt đất điều khiển bằng robot có tên gọi Kvertus AD Berserk đã chính thức bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt tại Ukraine, đánh dấu bước tiến lớn trong nỗ lực ứng phó bằng công nghệ đối với các mối đe dọa từ trên không trên chiến trường.
Ngày 21/7, Tạp chí Quốc phòng Anh (UK Defense Journal) đưa tin, Mỹ đã đưa trở lại một số lượng không xác định bom hạt nhân trọng lực B61-12 tới căn cứ không quân Lakenheath ở hạt Suffolk, Anh - đánh dấu lần đầu tiên vũ khí hạt nhân Mỹ xuất hiện tại đây kể từ năm 2008.
Khi tên lửa đắt đỏ không còn là lựa chọn bền vững, Ukraine chuyển sang dùng pháo Gepard – hệ thống phòng không cũ nhưng hiệu quả bất ngờ trước UAV tấn công.
Kênh truyền hình Zvezda của Nga đã cung cấp những góc nhìn hiếm hoi về địa điểm được mô tả là “nhà máy lắp ráp thiết bị bay không người lái (UAV) lớn nhất thế giới” ở khu vực miền Trung nước này, nơi sản xuất hàng nghìn UAV sử dụng trong cuộc xung đột tại Ukraine.
Lao động trẻ đang đóng vai trò ngày càng lớn trong dây chuyền sản xuất thiết bị bay không người lái (UAV) “cảm tử” Shahed của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Vladimir Putin thúc đẩy mở rộng sản xuất tại một trong những nhà máy UAV lớn nhất thế giới đặt tại Cộng hòa Tatarstan.
Ngày 20/7, hãng thông tấn Defah Press của Iran đưa tin nước này đã thay thế các hệ thống phòng không bị hư hại trong cuộc xung đột với Israel hồi tháng trước.
Lực lượng hải quân của Iran và Nga có kế hoạch tiến hành cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu nạn mang tên CASAREX 2025, bắt đầu ngày 21/7 trên Biển Caspi.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo quân đội nước này và Việt Nam tổ chức Huấn luyện liên hợp Lục quân “Chung tay đồng hành - 2025” tại Quảng Tây.
Nga và Iran sẽ tiến hành cuộc tập trận chung kéo dài ba ngày mang tên CASAREX 2025 tại biển Caspi, bắt đầu từ ngày 21/7.
Trí nhớ kém, mất phương hướng, nhầm lẫn về con số và màu sắc, đây chỉ là một vài trong số những vấn đề mà Vasyl (28 tuổi) phải đối mặt hàng ngày. Thực tế, Vasyl phải điều trị tâm thần vì chứng rối loạn nhân cách từ năm 2015. Nhưng điều đó không thể ngăn cản anh gia nhập quân đội Ukraine.
Thiết bị bay không người lái (UAV) do Mỹ sản xuất có hình dạng gần giống với chiếc Shahed của Iran, đã xuất hiện tại Lầu Năm Góc.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho rằng Berlin “lại trở nên nguy hiểm”.