Thiệt hại hàng chục tỷ USD vì ăn mòn: 'Mặc áo giáp' nào để bảo vệ công trình?

Ước tính, thiệt hại kinh tế do ăn mòn tại Việt Nam mỗi năm lên đến 20-25 tỷ USD. Cách nào hạn chế thiệt hại này?

Chú thích ảnh
Ông Trần Ngọc Anh, kỹ sư chuyên ngành Vật liệu Xây dựng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Newtec Group chia sẻ với phóng viên về chất lượng công trình nếu không có lớp sơn phủ bảo vệ.

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài, khí hậu nóng ẩm, khiến hàng loạt công trình xây dựng và hạ tầng kỹ thuật thường xuyên đối mặt với tình trạng ăn mòn, hư hỏng, xuống cấp sớm hơn tuổi thọ thiết kế.

Giải pháp vật liệu phủ chống ăn mòn, đặc biệt là công nghệ lớp phủ polyurea thế hệ mới, đang được xem là "áo giáp" hiệu quả giúp kéo dài tuổi thọ công trình trong các môi trường xâm thực khắc nghiệt.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có không ít sản phẩm được quảng cáo là polyurea nhưng chất lượng và hiệu quả thực tế còn thiếu kiểm chứng.

Polyurea - “áo giáp” mới cho công trình

Theo ông Trần Ngọc Anh, kỹ sư chuyên ngành Vật liệu Xây dựng, kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực chống ăn mòn và bảo vệ công trình bằng vật liệu gốc polyurea, các công trình nguy cơ bị ăn mòn lớn như: Công trình xây dựng ven biển hoặc trên biển; Công trình công nghiệp hóa chất, luyện kim, bể chứa hóa chất, bể chứa xăng dầu; Công trình hạ tầng thoát nước…

Kết cấu bê tông cốt thép (KCBTCT) trong các công trình công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước cũng là dạng ăn mòn phổ biến nhất ở nước ta và gây tổn thất kinh tế lớn cho các chủ đầu tư. Đối với các bể chứa bằng thép trong các ngành công nghiệp luyện kim, công nghiệp hóa chất…, mặc dù được bảo vệ chống ăn mòn ngay từ khi xây dựng nhưng hầu hết phải thay thế các lớp sơn phủ bảo vệ với chu kỳ hoạt động từ 3-4 năm do trước đây chưa có vật liệu phủ bảo vệ tốt.

Ăn mòn và phá hủy công trình là hiện tượng phổ biến và đáng báo động tại nước ta. Theo Hội Khoa học Kỹ thuật Ăn mòn và Bảo vệ Kim loại Việt Nam, thiệt hại do ăn mòn tại Việt Nam lên đến 5% GDP/năm, tương đương 20 - 25 tỷ USD. Một con số khiến bất kỳ nhà hoạch định chính sách nào cũng phải giật mình.

Cách nào hạn chế thiệt hại?

Chú thích ảnh
Việc sử dụng vật liệu sơn phủ là biện pháp trọng yếu trong việc chống ăn mòn cho kim loại.

Việc bảo vệ chống ăn mòn cho kết cấu kim loại và KCBTCT để kéo dài tuổi thọ của công trình có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế.

Biện pháp đầu tiên, đó là lựa chọn vật liệu thép kết cấu thích hợp có độ bền chống ăn mòn cao. Hoặc có thể sử dụng biện pháp thay đổi độ xâm thực ăn mòn của môi trường, trong đó có sử dụng các chất ức chế ăn mòn như là lựa chọn và sử dụng các lớp sơn phủ có tuổi thọ cao, độ bền cơ học cao.

Biện pháp khác là nâng cao tính năng của bê tông và chiều dày lớp bảo vệ cốt thép hoặc sơn phủ cốt thép đối với KCBTCT trong vùng khí quyển ven biển. Hoặc sơn phủ cho KCBTCT tiếp xúc môi trường hóa chất, nước thải...

Trên thực tế, việc sử dụng vật liệu sơn phủ là phương pháp rất phổ biến, có từ lâu và là biện pháp trọng yếu trong việc chống ăn mòn cho kim loại. Tuy nhiên, việc lựa chọn biện pháp bảo vệ phải được xem xét kỹ ngay từ khi thiết kế. Chi phí đầu tư ban đầu cho vật liệu phủ polyurea hiện cao hơn 25-30% so với các hệ sơn phủ truyền thống. Tuy nhiên, chi phí vòng đời sản phẩm sẽ rẻ hơn do tuổi thọ của polyurea là cao nhất. Đặc biệt là ứng dụng cho các công trình hầm đường bộ, hầm tàu điện ngầm, hạ tầng kỹ thuật, đường ống chôn ngầm… các công trình cấp đặc biệt hoặc có yêu cầu độ bền cao trên 50 năm.

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm được giới thiệu là lớp phủ polyurea chống ăn mòn. Thị trường vật liệu phủ, đặc biệt là dòng sơn phủ polyurea, đang rất sôi động, phần lớn là nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào gắn mác "polyurea" cũng thực sự đạt chuẩn. Có nhiều loại chỉ là sơn polyurethane cải tiến hoặc urea - hybrid (lai), không phải polyurea tinh khiết - chúng có thể không đáp ứng được yêu cầu về độ bền hóa học, độ bền va đập, khả năng đàn hồi, kháng nứt hay độ bám dính.

Một sản phẩm polyurea chất lượng cần đạt một số tiêu chí rất rõ ràng. Thứ nhất là khả năng đóng rắn nhanh, chỉ từ 5 - 60 giây. Thứ hai là khả năng đàn hồi và co giãn cao, với độ giãn dài tối thiểu 300%. Cường độ kéo giãn trên 18 MPa. Thứ ba là khả năng kháng hóa chất mạnh, không bị phá hủy khi tiếp xúc với axit, kiềm, hay ion clorua. Ngoài ra, sản phẩm phải có kết quả thử nghiệm đạt tiêu chuẩn.

Người sử dụng nên yêu cầu đơn vị cung cấp chứng minh nguồn gốc xuất xứ, kết quả thử nghiệm thực tế, và đặc biệt là lựa chọn đơn vị năng lực thi công tốt - vì polyurea yêu cầu máy móc chuyên dụng và công nhân được đào tạo bài bản.

PV
Đảo đảm an toàn công trình thủy lợi trước mưa lớn ở Bắc Bộ
Đảo đảm an toàn công trình thủy lợi trước mưa lớn ở Bắc Bộ

Ngày 9/7, Cục Quản lý và xây dựng công trình thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công điện về việc bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đề phòng ảnh hưởng của ngập lụt, úng do mưa lớn ở các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ

Các đơn vị thông tin của TTXVN