Theo dữ liệu từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), Nga hiện sở hữu khoảng 5.580 đầu đạn hạt nhân, chiếm 47% kho dự trữ toàn cầu. Trong số đó, khoảng 1.710 đầu đạn được triển khai, nhiều hơn so với con số 1.670 của Mỹ.
Các nước châu Âu đã nhập lượng vũ khí tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 5 năm từ năm 2019 đến 2023 so với 5 năm trước đó. Điều này được phản ánh trong nghiên cứu của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố ngày 11/3.
Ngoài mục đích trau dồi kỹ năng chiến đấu của liên minh quân sự gồm 32 quốc gia thành viên, cuộc tập trận lớn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang diễn ra ở phía Bắc Na Uy muốn gửi một thông điệp rõ ràng tới Nga.
Nga đã bắt đầu sử dụng một loại bom có sức công phá lớn nhằm phá huỷ hệ thống phòng thủ của Ukraine và làm nghiêng cán cân trên chiến tuyến.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, các quốc gia Bắc Âu là thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - gồm Na Uy, Thuỵ Điển và Phần Lan - đã hoàn tất cuộc tập trận mang tên “Phản ứng Bắc Âu”. Đây là một phần trong chuỗi tập trận lớn nhất của NATO kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Chiến đấu cơ tàng hình F-35A Lightning II của Không quân Mỹ đã được cấp phép để mang bom trọng lực hạt nhân B61-12.
Ngày 8/3, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc diễn tập bắn pháo của các đơn vị ở tiền tuyến.
Ngày 7/3, Cơ quan Hợp tác An ninh quốc phòng (DSCA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo nước này đã chấp thuận bán cho Hàn Quốc hệ thống tên lửa chống hạm lướt biển cận âm (SSAT).
Công ty TNHH Công nghiệp nặng Hyundai của Hàn Quốc (HD Hyundai Heavy Industries/HHI) đã chọn Philippines làm chỗ đứng để mở rộng sự hiện diện tại thị trường tàu hải quân Đông Nam Á, dự kiến sẽ tăng lên giá trị 10 tỷ USD vào năm 2030.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, những địa điểm như vậy sẽ được coi là mục tiêu hợp pháp trong một cuộc xung đột trực tiếp.
Pháp sẽ hỗ trợ những nỗ lực của Moldova trong việc tìm cách phát triển năng lực quân sự của mình, bao gồm cả việc có thể mua các vũ khí phòng không tương tự như hệ thống tên lửa Mistral của Pháp.
Ngày 6/3, Thủy quân Lục chiến Hàn Quốc thông báo một nhóm lính tinh nhuệ của lực lượng thủy quân lục chiến Hàn Quốc, Mỹ và Thái Lan đã tham gia vào các cuộc diễn tập trinh sát chung kéo dài một tuần, bắt đầu từ ngày 1/3.
Kiev được cho là sẽ không dễ dàng để vận hành những chiếc tiêm kích đa năng "hạng diva" của phương Tây trong thời chiến. Tuy nhiên, người Ukraine vẫn lạc quan với viễn cảnh được làm chủ bầu trời.
Ủy ban châu Âu ngày 5/3 sẽ đề xuất các phương án để thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu và chuyển nó sang chế độ nền kinh tế chiến tranh nhằm ứng phó trước cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine.
Được trang bị công nghệ tàng hình để khó bị phát hiện, tên lửa Taurus có tầm bắn lên tới 500 km được đánh giá sẽ giúp Ukraine thêm sức mạnh gây sức ép lên lực lượng Nga ở Biển Đen và những địa điểm khác.
Ukraine đã mất 2 trong số 31 chiếc M1 Abrams do Mỹ chuyển giao vào mùa thu năm ngoái. Nhà phân tích quân sự Nga Alexei Leonkov đã chỉ ra những điểm yếu khiến Nga có thể tiêu diệt số xe tăng còn lại nếu chúng tiếp tục được triển khai ở tiền tuyến.
Ngày 5/3 tại Luang Prabang, Bắc Lào, đã diễn ra Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM Hẹp) dưới sự chủ trì của Đại tướng Chansamone Chanyalath, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Armenia Suren Papikian và người đồng cấp Hy Lạp Nikos Dendias ngày 4/3 đã nhất trí tăng cường thúc đẩy hợp tác quân sự giữa hai nước.
Nga giám sát chặt chẽ cuộc tập trận "Phản ứng Bắc Âu 2024" của NATO, coi đây là động thái khiêu khích.
Nhân dịp tham dự Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM hẹp), chiều 4/3, tại Luang Prabang, Bắc Lào, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã có các cuộc gặp song phương với Đại tướng Chansamone Chanyalath - Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào và Đại tướng Tea Seiha - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia.
Ngày 4/3, Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu tập trận không quân thường kỳ nâng cao năng lực tác chiến trên không sử dụng các máy bay chiến đấu. Cuộc tập trận không quân diễn ra cùng thời điểm với cuộc tập trận “Lá chắn tự do” mùa Xuân của hai nước đồng minh.