Thực hư chuyện phương Tây giảm sức ép với Iran

Những ngày gần đây, nhất là sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tái đắc cử nhiệm kỳ hai, liên tục có những thông tin đăng tải trên báo chí Mỹ và thế giới, nói rằng Mỹ và phương Tây đang tính chuyện giảm sức ép chính trị, tThực hư chuyện phương Tây giảm sức ép với Iran


 

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmedinejad thăm một cơ sở hạt nhân của nước này.

 

Những ngày gần đây, nhất là sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tái đắc cử nhiệm kỳ hai, liên tục có những thông tin đăng tải trên báo chí Mỹ và thế giới, nói rằng Mỹ và phương Tây đang tính chuyện giảm sức ép chính trị, tháo gỡ dần các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Iran để đổi lấy một giải pháp cho vấn đề hạt nhân của nước này. Có nguồn tin còn nói rằng ông Obama, do không vướng víu vào việc lo tại nhiệm nữa, trong nhiệm kỳ này sẽ quyết có bước đột phá trong quan hệ với Iran, thậm chí còn tính tới chuyện nước này mở lại sứ quán ở nước kia...


Tuy nhiên, qua theo dõi kỹ những động thái gần đây trong quan hệ giữa Mỹ, phương Tây với Iran, có một luồng dư luận khác lại cho rằng, những nhận định và hy vọng trên là chưa có cơ sở. Trước hết, phải nói ngay rằng nếu ông Obama có ý định như vậy, thì chắc chắn chỉ một tuần sau khi tái đắc cử, ông đã không làm một việc mà những người tiền nhiệm của ông đã làm suốt từ năm 1979, đó là duy trì tình trạng đặc biệt trong quan hệ với Iran. Tình trạng này được ban hành từ ngày 14/11/1979 sau khi xảy ra cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran, dưới thời Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, làm băng giá quan hệ giữa hai bên và theo quy định của luật pháp Mỹ, nó mặc nhiên được dỡ bỏ nếu như hàng năm trong thời hạn 90 ngày trước hôm ban hành (14/11), người đứng đầu Nhà Trắng không quyết định duy trì nó. Tuy nhiên, ông Obama đã làm điều ngược lại vì cho rằng quan hệ giữa hai bên “chưa trở lại quỹ đạo bình thường”, và điều ấy được nhiều người dự đoán rằng trong 4 năm tới, ông sẽ không làm điều gì “bất thường” trong quan hệ với Iran cả.


Trong khi đó, theo một quan chức ngoại giao của Iran tại Liên hợp quốc, đồng thời với việc làm trên của ông Obama, Nhà Trắng còn thông qua một loạt biện pháp mới, trừng phạt 17 tổ chức và quan chức chính phủ Iran bị buộc tội hạn chế quyền tiếp cận thông tin của người dân trong nước, trong đó có Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Bộ Văn hóa và Trường Đại học Tổng hợp mang tên Giáo chủ Hussein... Họ bị cấm đến Mỹ, và người Mỹ cũng như công dân các nước chịu ảnh hưởng của lệnh cấm này cũng bị cấm có quan hệ với họ, bởi lẽ, theo lời bà Victoria Nuland, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, đây là những “lá chắn” chặn đường thâm nhập xã hội Iran của giới truyền thông phương Tây, đặc biệt là các kênh phát thanh - truyền hình và báo mạng. Bà Nuland còn thề rằng tới đây Mỹ và phương Tây sẽ làm tất cả để phá tan lá chắn ấy (?!)


Chưa hết, theo hãng tin Mỹ AP, Thượng viện nước này cũng đang hối hả tìm kiếm không hạn chế các biện pháp trừng phạt mới chống Iran, trước hết là quan hệ ngoại giao và kinh tế - thương mại giữa Têhêran với thế giới bên ngoài, và nó sẽ được áp đặt ngay lập tức nếu như tới đây, trong các cuộc thương lượng đã được lên kế hoạch giữa Iran với Nhóm P5+1 (gồm 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ, là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức), Iran vẫn không chịu nhượng bộ, không chịu đáp ứng các đòi hỏi của bên đối thoại.


Cùng với Mỹ, sau khi ông Obama tái đắc cử, các nước phương Tây chưa hề có ý định giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt Iran, trái lại họ cũng đang ráo riết tìm kiếm các biện pháp trừng phạt bổ sung, sao cho đa dạng hơn, hà khắc hơn, và nhanh chóng dẫn đến sự sụp đổ chế độ ở Iran hơn. Chẳng hạn, Anh vừa cho phát sóng kênh truyền hình Raha (Giải phóng) đặt tại Luân Đôn, nhằm trực diện vào Iran, và phát bằng tiếng Farsi (Ba Tư) của người Iran, với mục tiêu được ông chủ là doanh nhân Iran Hossein Djahanshahi tuyên bố công khai là “thôi thúc người Iran lật đổ chế độ”. Trước đó, Djahanshahi đã thuyết phục Anh và các đồng minh rằng Têhêran không thể “đổ” từ bên ngoài, mà nhân tố bên trong, nghĩa là chính người Iran ở trong nước trước sau gì cũng sẽ “làm nên điều kỳ diệu ấy”(?!).


Cũng cần nói thêm rằng không chỉ chống Iran, nước Anh còn được coi là “thủ đô” của các phong trào, tổ chức và cá nhân đối lập, đến từ nhiều quốc gia khác nhau, đang nuôi tham vọng lật đổ chính quyền ở quốc mẫu. Chẳng hạn, cách đây một vài năm là người Libi, còn bây giờ là những người Xyri đối lập, đang tập hợp rất đông ở Anh để hợp lực, tìm kiếm sự ủng hộ của nước chủ nhà và các nước phương Tây khác, nhằm lật đổ Tổng thống Bashar Al - Assad.


Có một điều rất đáng nói là trong khi Mỹ và phương Tây đang tăng cường trừng phạt Iran với cái cớ là nước này có tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân, thì cách đây mấy ngày, ông Yukiya Amano, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) của LHQ lại khẳng định với báo giới rằng đa số các cơ sở hạt nhân của Iran đang hoạt động dưới sự kiểm soát của IAEA, và toàn là những dấu hiệu phục vụ mục đích dân sự. Ông Amano cũng xác nhận rằng IAEA chưa bao giờ nhận định Iran có vũ khí hạt nhân, càng không bao giờ nói rằng Iran có kế hoạch chế tạo loại vũ khí ấy, có chăng chỉ nói rằng tổ chức này có những thông tin buộc tội Iran đang chế tạo vật liệu nổ hạt nhân. IAEA chưa kết luận gì về những thông tin này, càng không phán quyết về mức độ nguy hiểm của chương trình hạt nhân của Iran, mà chỉ muốn đối thoại với Iran để làm rõ thực hư...


Về phần mình, phát biểu tại Diễn đàn Dân chủ thế giới ở Bali (Inđônêxia) cách đây vài ngày, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmedinejad khẳng định, Iran là nước duy nhất luôn mở cửa các cơ sở hạt nhân cho khách thập phương tham quan. Theo ông, dân tộc Batư (Iran) đã tồn tại 7.000 năm mà không hề có vũ khí hạt nhân, thì bây giờ không có lý do gì để muốn sở hữu nó, bởi vì Iran hoàn toàn đủ sức để bảo vệ mình bằng các phương tiện khác, chứ không phải bằng thứ vũ khí này.


Phạm Phú Phúc (P/v TTXVN tại New York)

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN