'Tán tỉnh' Ấn Độ: Âm mưu chia rẽ BRICS của Mỹ?

Chính tham vọng muốn duy trì một trật tự thế giới đơn cực đã dẫn đến việc Mỹ ngoan cố phủ nhận sự thất bại của mình ở Trung Đông. Tham vọng này cũng là một nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay, bắt đầu bằng việc Mỹ muốn đạt được một số mục tiêu chiến lược: chia rẽ mối quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu, giành lấy một phần lớn thị trường khí đốt ở châu Âu và tạo ra một kịch bản bất lợi đối với thế giới (nhưng có lợi cho Mỹ) - xóa bỏ được hàng nghìn USD nợ nước ngoài. Nhưng một cuộc chiến tranh lớn sẽ hủy hoại tất cả.

Tham vọng duy trì thế đơn cực

Chỉ trong đầu tháng 8 này, 3 quan chức hàng đầu của Mỹ: Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Thương mại Penny Pritzker đã bất ngờ có chuyến công du chớp nhoáng đến Ấn Độ. Có nhiều lý do cho sự quan tâm đến New Delhi như vậy của Washington, nhưng quan trọng nhất - đó là Mỹ muốn Ấn Độ không chỉ là một đối tác, mà còn là một đồng minh, ủng hộ các hành động của Mỹ ở châu Á và có thể kéo nước này ra khỏi khối BRICS - nhóm các nền kinh tế mới nổi bao gồm Nga, Ấn Độ, Brazil, Trung Quốc và Nam Phi mà trong trung hạn có thể phá vỡ thế độc quyền của Mỹ trong nền kinh tế và chính trị thế giới.

Ngoại trưởng Mỹ Kerry trong chuyến thăm tới Ấn Độ hồi đầu tháng 8 vừa qua.


Hầu hết các nhà bình luận, khi đánh giá kết quả của chuyến thăm trên của các quan chức Mỹ, đều tập trung vào các khía cạnh trong ngắn hạn. Vì vậy, không có ai im lặng về một chủ đề liên quan đến thực tế là, cho đến gần đây, Thủ tướng hiện nay của Ấn Độ Narendra Modi là một người không được hoan nghênh tại Mỹ và Bộ Ngoại giao nước này đã từ chối cấp thị thực nhập cảnh cho ông Modi. Nhưng giờ đây, tình hình đã thay đổi và Washington có một nhu cầu cấp thiết để "giữ thể diện" khi tuyên bố rằng việc từ chối cấp thị thực đối với nhà lãnh đạo của một trong những cường quốc hàng đầu thế giới chỉ đơn giản là không thích hợp. Trong chuyến thăm của mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã buộc phải thông báo rằng không còn bất kỳ vấn đề thị thực nào và Mỹ mong chờ sự xuất hiện của Modi tại Washington. Cuộc gặp giữa Thủ tướng Modi và Tổng thống Barack Obama sẽ diễn ra khi ông Modi tới Mỹ tham dự kỳ họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 9 tới.

Có những khía cạnh khác trong mối quan hệ song phương này - bao gồm cả  một số vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Vì vậy, trong cuộc trao đổi kéo dài 40 phút, Ngoại trưởng Kerry khẳng định Mỹ mong muốn hợp tác với chính quyền mới của Ấn Độ trong chính sách "hợp tác với tất cả, phát triển vì tất cả". Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ cũng hối thúc New Delhi hợp tác với Washington để thúc đẩy Thỏa thuận Tạo thuận lợi cho thương mại (TFA) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trước đó một ngày, Ấn Độ từ chối ký kết thỏa thuận vì nước này không hài lòng về các đàm phán thương mại khác liên quan đến dự trữ lương thực và tiền trợ cấp nông nghiệp, khiến tiến trình này rơi vào bế tắc và không đạt được thời hạn chót vào ngày 31/7. New Delhi cho rằng thỏa thuận này sẽ buộc Ấn Độ phải hủy bỏ chương trình trợ cấp sản xuất nông nghiệp của mình và do đó ảnh hưởng đến 67% dân số - cụ thể là, tầng lớp người nghèo nhất sẽ dễ bị tổn thương về mặt xã hội.

Các quan chức cấp cao của Washington cũng đã không thành công trong việc cải thiện những khác biệt tiêu cực liên quan vấn đề Mỹ do thám mạng các cơ quan của Ấn Độ, trong đó có đảng cầm quyền Bharatiya Janata trước khi đảng này lên nắm chính quyền. Ngoài ra còn một số vấn đề bất đồng khác vẫn tồn tại như việc thắt chặt luật nhập cư tại Mỹ và hiện đang được thảo luận tại Thượng viện, các quy định mang tính phân biệt đối xử với các công ty IT của Ấn Độ (còn gọi là Dự luật 744).

Tuy nhiên, những vấn đề này, với tính nghiêm trọng của chúng, chỉ là một sự phản ánh của tập hợp các vấn đề toàn cầu liên quan đến quá trình vận động đang diễn ra gần đây trong việc định hình lại toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới đơn cực mà Mỹ đã thiết lập trong những năm 1990, được duy trì trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21, đang bị sụp đổ ở "các khớp nối". Tất nhiên, Washington hiểu rõ điều này và do đó đang có các nỗ lực "điên cuồng" nhưng "vụng về" nhằm thay đổi quá trình phát triển của sự vật hiện tượng.

Chính tham vọng muốn duy trì một trật tự thế giới đơn cực đã dẫn đến việc Mỹ ngoan cố phủ nhận sự thất bại của mình ở Trung Đông. Tham vọng này cũng là một nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay, bắt đầu bằng việc Mỹ muốn đạt được một số mục tiêu chiến lược: chia rẽ mối quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu, giành lấy một phần lớn thị trường khí đốt ở châu Âu và tạo ra một kịch bản bất lợi đối với thế giới (nhưng có lợi cho Mỹ) - xóa bỏ được hàng nghìn USD nợ nước ngoài. Nhưng một cuộc chiến tranh lớn sẽ hủy hoại tất cả.

Chuyển cuộc đối đầu với Trung Quốc cho các cường quốc khu vực

Một câu hỏi đặt ra là tại sao Ấn Độ lại cần thiết đối với Mỹ lúc này? Trên thực tế, trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, các sự kiện diễn ra ở những khu vực khác nhau của thế giới không hề bị cô lập. Thất bại trong chính sách đối ngoại của Mỹ và sự phức tạp ngày càng tăng của nền kinh tế thế giới đã dẫn đến thực tế rằng Washington chỉ đơn giản là không có đủ nguồn lực để thực hiện các tuyên bố của mình vào cuối năm 2011: "Năm của chiến lược xoay trục tới châu Á".

Mục tiêu chiến lược chính của Washington ở châu Á và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành việc chuyển gánh nặng của cuộc đối đầu với Trung Quốc cho các cường quốc trong khu vực, chủ yếu là Nhật Bản và Ấn Độ.


Trong khi đó, Trung Quốc - đối thủ địa chính trị chính của Mỹ - không chỉ ngày phát triển mạnh mẽ về kinh tế mà còn mở rộng cả ảnh hưởng chính trị trên toàn cầu. Vì vậy, mục tiêu chiến lược chính của Washington ở châu Á và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành việc chuyển gánh nặng của cuộc đối đầu với Trung Quốc cho các cường quốc trong khu vực, chủ yếu là Nhật Bản và Ấn Độ.

Tuy nhiên, chính phủ của mới của ông Narendra Modi, trong những bước đi đầu tiên trên trường quốc tế, đã chứng minh rằng trọng tâm chiến lược của Ấn Độ sẽ là sự phát triển của mối quan hệ tốt với các nước láng giềng trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc. Điều này ngày càng được thể hiện rõ ràng khi Thủ tướng Modi dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS rất thành công ở Brazil và chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới New Delhi sắp tới.

Đó là một thực tế mà chính quyền Obama phải thừa nhận một cách miễn cưỡng. Sự thật là cuộc khủng hoảng của trật tự thế giới đơn cực được thể hiện không chỉ ở những thất bại trong chính sách đối ngoại của Mỹ mà còn trong dài hạn, đồng USD sẽ mất vị trí độc quyền trong hệ thống tài chính toàn cầu - điều rất nguy hiểm đối với Washington.

Trong bối cảnh này, sáng kiến ​​BRICS về việc thành lập Ngân hàng Phát triển, trong đó các giao dịch sẽ được thực hiện bằng đồng nội tệ, đặt ra - dù không phải ngay lập tức, nhưng về lâu dài - một mối đe dọa lớn đối với sự độc quyền của Mỹ và tổ chức tài chính quốc tế được thành lập theo hệ thống Bretton Woods, trong đó thống nhất mức tỷ giá cố định cho các đồng tiền chính và cho phép ngân hàng trung ương được can thiệp vào thị trường tiền tệ. Hiện giờ, dù quy mô nền kinh tế của cả khối BRICS là kém hơn so với Mỹ, nhưng tương lai khối này có thể kết hợp các thành viên khác là các nước đang phát triển. Hơn nữa, trong 2 hoặc 3 thập kỷ qua BRICS có thể chỉ là một "cái mầm" mới nhú, nhưng tương lai, khối này có khả năng phát triển thành một "cái cây" cứng cáp.

Điều này giải thích sự gia tăng hoạt động của Mỹ nhằm "ve vãn" Ấn Độ. Hiện nay, có vẻ như rằng đối với Washington, nhiệm vụ quan trọng nhất là nhằm chia rẽ giữa các nước BRICS. Nó được thể hiện qua chính sách áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine trong khi (không công khai, nhưng rõ ràng) kiềm chế Trung Quốc và tìm cách "tán tỉnh" Ấn Độ.

Nếu Washington thành công trong việc cắt đứt một mắt xích trong liên minh "Á-Âu" từ hiệp hội BRICS, sức mạnh của khối sẽ suy giảm và cho phép Mỹ duy trì thế đơn cực của mình trong vài năm nữa.

Vì vậy, những nỗ lực xích lại gần Ấn Độ của Mỹ không nên được coi là một mong muốn hợp tác chân thành cùng có lợi. Trong tất cả các hành động và chính sách đối ngoại, Washington luôn luôn có mục tiêu là theo đuổi lợi ích của riêng mình. Do đó, nếu ở giai đoạn này những lợi ích khiến cho Mỹ cần thiết phải thiết lập quan hệ với một quốc gia cụ thể, không có nghĩa là sau một thời gian Washington không làm điều ngược lại, trở thành kẻ đối đầu trực tiếp với quốc gia đó.


Công Thuận
Tại sao ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine quan trọng với Nga, Mỹ?
Tại sao ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine quan trọng với Nga, Mỹ?

Các công ty quốc phòng của Ukraine sụp đổ sẽ tạo ra những hậu quả nguy hiểm cho nước này cũng như Nga và lợi ích an ninh của Mỹ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN