Saudi Arabia ra sao sau khi Quốc vương băng hà?

Hôm 22/1, Hoàng cung Saudi Arabia cho biết Quốc vương Abdullah đã phải nhập viện từ ngày 31/12 do bị viêm phổi và phải dùng thiết bị trợ thở. Truyền hình quốc gia Saudi Arabia đưa tin ông đã băng hà vào 1 giờ ngày 23/1.


Người kế vị của Quốc vương Abdullah chính là người em cùng cha khác mẹ, Hoàng thái tử Salman bin Abdulaziz, 79 tuổi.


Những năm gần đây, tình trạng già yếu của Quốc vương Abdullah đã làm dấy lên quan ngại về nhà lãnh đạo tương lai của Saudi Arabia, một trong những nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt trên thế giới. Hoàng Thái tử Salman, 79 tuổi, em cùng cha khác mẹ của Quốc vương Abdullah, là người đứng đầu trong danh sách kế vị ngai vàng. Mặc dù phải chống chọi với bệnh tật, dẫn đến công việc lãnh đạo của ông Abdullah có phần giảm sút song thể chế của ông vẫn giữ được tầm ảnh hưởng đến đất nước. Chính vì vậy khi Quốc vương Abdullah qua đời, nhiều người dân Saudi Arabia cảm thấy nỗi mất mát to lớn không thể bù đắp được.


Hiện nay, việc chuyển giao quyền lực của quốc gia này đang là mối quan tâm hàng đầu của các nước trên thế giới. Để cai trị được quốc gia này, không chỉ cần một nhà lãnh đạo chính quyền giỏi. Đó là một nhiệm vụ phức tạp và khó khăn, bao gồm việc quản lí nhiều mặt liên quan đến lợi ích cũng như sự đối chọi nhau giữa các thế lực trên một khu vực lãnh thổ rộng lớn.


Vương quốc Saudi Arabia luôn luôn nói về việc thay đổi phải diễn ra từ từ. Đây không chỉ là một cái cớ để thúc đẩy những chính sách cải tổ mà còn là việc phản ánh sự cần thiết trong việc cân bằng lợi ích và tranh chấp giữa các vùng trên lãnh thổ. Quốc vương cùng em trai cùng cha khác mẹ và cố thái tử Nayef luôn triển khai chính sách đối thoại hòa bình. Vào tháng 12/2014, chính quyền Saudi Arabia đã nhanh chóng có hành động trấn áp nhóm khủng bố al-Qaeda tiến hành các cuộc tấn công vào một tòa nhà tôn giáo Hussainiyah của người Shia ở phía đông quốc gia này. Mặc dù vẫn còn căng thẳng giữa chính phủ và người dân Shia song đó là dấu hiệu đáng mừng khích lệ bình thường hóa mối quan hệ giữa hai bên.


Trong các chính sách ngoại giao của các thế hệ trị vì trước, Saudi Arabia luôn thể hiện thái độ ngờ vực với nước hàng xóm Iran. Nếu không có ông Abdullah, mối căng thẳng giữa Saudi và Tehran sẽ không hề thuyên giảm. Về phía Mỹ, mặc dù có nhiều bất đồng về nhiều vấn đề ngoại giao từ những cuộc đàm phán hạt nhân bí mật với Iran, cho tới việc thất bại gây dựng hòa bình giữa Israel và Palestine, song vương quốc này vẫn duy trì kết nối quan hệ với Mỹ.


Vậy với vị Tân quốc vương sắp kế vị, liệu ông có đi theo những chính sách hòa bình mà ông Abdullah đã và đang tiến hành.Liệu Saudi Arabia có thể vượt qua tình cảnh rối ren tại một quốc gia không có vua trị vì? Tất nhiên câu trả lời là có. Hiên dòng tộc hoàng gia có rất nhiều hoàng tử có khả năng, có tri thức và tài lãnh đạo giỏi. Trong nước, việc nhiều hoàng tử trẻ dần gia nhập Nội các đang làm thuyên giảm nỗi lo lắng của nhiều người dân về khoảng trống cai trị chính quyền trong bối cảnh thế hệ hoàng tử đi trước đó từ bỏ việc nắm quyền. Do luôn có một đội ngũ các hoàng tử có năng lực lãnh đạo sẵn sàng tiếp quản quyền lực, nên Saudi Arabia sẽ không lo ngại đánh mất vị thế của mình trong khu vực.



Hồng Hạnh

Quốc vương Abdullah được chôn trong mộ vô danh
Quốc vương Abdullah được chôn trong mộ vô danh

Quốc vương Arập Xêut Abdullah đã được an táng trong một ngôi mộ vô danh theo truyền thống Hồi giáo sau tang lễ trọng thể ở thủ đô Riyadh vào chiều 23/1, tức là không đầy 24 giờ sau khi ông băng hà.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN