Hai cuộc tập lần lượt diễn ra từ ngày 80-22/9 và từ 17-25/9, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn thông tin từ website của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ ngày 3/9 cho biết.
Ankara hối thúc Nga không gây cản trở tới hoạt động khảo sát địa chấn của tàu thăm dò Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng biển phía nam đảo Kastellorizo của Hy Lạp và ngoài khơi bán đảo Karpas của Cyprus.
Hoạt động diễn tập diễn ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ lên án Mỹ nới lỏng cấm vận vũ khí chống Cyprus được Washington áp đặt trong một thập kỉ qua, cho rằng bước đi này của Washington làm gia tăng căng thẳng đối với tranh chấp chủ quyền giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Cyprus.
Ankara đang có khúc mắc lớn với Washington và các đồng minh NATO khác liên quan đến phi vụ mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Hiện chưa rõ hoạt động diễn tập này của Nga có nhằm phát đi thông điệp ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ hay không.
Nhưng nhìn rộng ra, Nga được cho là đang có bước điều chỉnh về chính sách liên quan đến lợi ích và xung đột địa chính trị tại đông Địa Trung Hải – khu vực nóng lên trong thời gian gần đây.
Trên thực địa, Nga chỉ có đường tiếp cận duy nhất với Địa Trung Hải thông căn cứ hải quân Tartus tại Syria. Nhưng cơ sở quân sự này quá nhỏ, không đủ sức giúp Nga bước vào cuộc chơi địa chính trị dài hơi. Tuy nhiên, Điện Kremlin sẵn sàng bắt tay vào vạch “giới hạn đỏ” gắn với tình hình ở Địa Trung Hải.
Vạch giới hạn đỏ là việc làm cần thiết để Nga bảo vệ lợi ích kinh tế ở Syria, cụ thể là thềm lục địa Syria nằm trên Địa Trung Hải, khởi động việc khai phá địa chất tại vùng biển này. Nga sở hữu công nghệ khai thác, sản xuất dầu mỏ, khí đốt ở Địa Trung Hải.
Về phần mình, Syria có quyền tự do sử dụng, khai thác thềm lục địa của mình. Như một lẽ tất yếu, lợi ích của Nga tại Syria vươn dài ra cả các dự án ngoài khơi. Thêm nữa, lợi ích này cần phải được bảo vệ, chủ yếu là do dính mắc đến quan tâm và lợi ích từ phía Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.
Cyprus có lẽ là đối tác được lựa chọn trong chiến thuật này. Khi đó, tại đông Địa Trung Hải sẽ có ba trục cùng chuyển động, đó là Nga-Syria-Cyprus, cùng với Thổ Nhĩ Kỳ-chính phủ chuyển tiếp Libya và trục Ai Cập-Hy Lạp.
Khả năng cao sẽ là việc Nga bắt tay mở rộng căn cứ Tartus. Công việc này sẽ bao gồm việc điều một hạm đội tàu chiến của Nga sang Syria, khởi động việc thăm dò ở vùng thềm lục địa, thiết lập hệ thống phòng không dọc bờ biển Syria. Nga có lực lượng, phương tiện, công nghệ để thực thi phần công việc này.
Tuần trước, truyền thông Hy Lạp đưa tin, số lượng tàu chiến của Nga hiện diện tại Địa Trung Hải tăng lên. Điểm mấu chốt nằm ở chỗ mô thức hiện diện và bản chất xung đột ở vùng biển này. Rất có thể, với lực lượng, phương tiện và mô thức can dự mới ở đông Địa Trung Hải, Nga sẽ có cách tiếp cận tình huống tương xứng với những diễn biến tại khu vực.
Trong một diễn biến mới nhất, mạng tin Avia.Pro (Nga) ngày 3/9 cho biết, tàu khu trục mang tên lửa hành trì Moskva của Nga sắp được điều sang Syria. Đây là mẫu tàu chiến uy lực nhất của Nga và là lần đầu tiên chiến hạm này hoạt động trên biển sau khi hoàn tất công tác duy tu, bảo dưỡng.
Chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như bắt đầu chuyển từ phản ứng tình huống sang kế hoạch chiến lược, mà khởi đầu là bước lập giới hạn đỏ, sau đó là bước đi phản công thông qua tự mình xác lập thực tại. Chắc chắn Moskva sẽ tăng cường hiện diện ở Địa Trung Hải, có thể sẽ có những tuyên bố từ Điện Kremlin về quan hệ đối tác mới tại khu vực.