Nga phá thế phong tỏa của phương Tây thông qua vùng Caspi?

Tài nguyên dầu khí của khu vực Caspi có thể sẽ không quan trọng bằng vai trò địa chiến lược và giá trị vận chuyển đối với Nga trong bối cảnh Moskva phương Tây phong tỏa.

Chú thích ảnh
Các nhà lãnh đạo khu vực Caspi tại một hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4. Ảnh: Kremlin.ru

Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga), một tổ chức mới sẽ được thành lập ở khu vực Caspi - Hội đồng Caspi (gồm 5 nước: Nga, Azerbaijan, Kazakhstan, Iran và Turkmenistan). Điều này sẽ được công bố tại thủ đô Ashgabat của Turkmenistan trong cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao (CMFA) từ các quốc gia vùng Caspian vào ngày 28/6, và sau đó tại hội nghị thượng đỉnh Caspi lần thứ 6 ngày 29/6, cũng sẽ được tổ chức tại cùng địa điểm trên. 

Nezavisimaya Gazeta cho rằng Moskva đang đặt cược vào khu vực Caspi, và Turkmenistan sẽ trở thành một quốc gia quan trọng đối với Nga. Mục tiêu sẽ là thiết lập sự hợp tác trong một số lĩnh vực khác, đặc biệt là các dự án về hành lang giao thông.

Ban đầu, hội nghị thượng đỉnh các quốc gia vùng Caspi được lên kế hoạch vào mùa Thu 2021, nhưng do đại dịch COVID-19, cuộc họp đã bị hoãn lại một năm. Tuy nhiên, sau chuyến thăm của tân Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdimuhamedov đến Moskva, các nhà lãnh đạo của 5 quốc gia vùng Caspi đã quyết định tổ chức cuộc họp tại Ashgabat vào ngày 29/6. 

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thống nhất về chương trình nghị sự của hội nghị qua cuộc điện đàm với người đồng cấp Turkmenistan, ông Rashid Meredov, và trực tiếp đến thăm Tehran và Baku. Theo Ngoại trưởng Nga, trọng tâm chính là sự cần thiết phải thực hiện đầy đủ một văn kiện quan trọng - Công ước về Quy chế pháp lý của Biển Caspi, được ký vào tháng 8/2018 tại Aktau. 

Moskva, do bất đồng với phương Tây về cuộc xung đột ở Ukraine, đang bắt đầu định hình lại chính sách đối ngoại của mình ở các khu vực Caspi và Trung Á. Vì vậy, hội nghị thượng đỉnh trên có thể trở thành một bước ngoặt đối với 5 nước nằm bên bờ biển Caspi. Điều này một phần do thực tế là các vấn đề chính về phân chia Biển Caspi đã được hoàn thành, một bước đột phá đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 ở Aktau, và việc ký kết công ước phân định dự kiến ​​sẽ diễn ra ở Ashgabat.

Bên cạnh đó, ý tưởng kết nối các nước trong khu vực chính là việc chia sẻ sự giàu có về dầu khí và tài nguyên thiên nhiên của Biển Caspi. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên dầu và khí đốt ở khu vực này có thể sẽ không quan trọng bằng vai trò địa chiến lược và các tuyến đường vận chuyển qua đó.

Vì vậy, như phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết tại một cuộc họp báo trước khi diễn ra hội nghị, Moskva dự kiến ​​sẽ xem xét lại sự hợp tác ở Biển Caspi và thảo luận về các phương thức hợp tác sâu rộng hơn để chuẩn bị cho hội nghị của 5 nguyên thủ vùng Caspi lần thứ 6.

“Rõ ràng là hiện nay Nga đang tiến hành một cuộc tái cơ cấu nhất định liên quan đến chính sách đối ngoại đối với các nước Trung Á. Có sự tìm kiếm các hướng đi thay thế vào thời điểm mà EU và phương Tây nói chung không còn là ưu tiên của Nga. Do đó, tất cả các nền tảng đối thoại ở Âu-Á, bao gồm cả nền tảng ở khu vực Caspi, đang được Moskva xem xét", Stanislav Pritchin, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO), Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận định. 

Theo ông Pritchin, trong khuôn khổ hội nghị Caspi lần này, các bên sẽ tìm kiếm và kích hoạt các cơ hội hợp tác kinh tế và đầu tư nhằm hiện thực hóa tiềm năng và triển vọng của khu vực. 

Về phần mình, Yury Solozobov, Giám đốc Các dự án Khu vực tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Caspi, cho rằng tầm quan trọng của khu vực này đang ngày càng tăng lên "như một ngã tư của các hành lang giao thông Đông - Tây và Bắc-Nam và là một khu vực quan trong để đảm bảo sự ổn định ở trung tâm Âu-Á". 

Ông Solozobov lưu ý rằng, hầu hết các nước Trung Á đều quan tâm đến sự ổn định ở khu vực Caspi và các tuyến đường mới, trong đó có cả Nga, trong bối cảnh Moskva bị phong tỏa chưa từng có, vốn bị cắt đứt hoàn toàn khỏi các hành lang phía Tây. 

Công Thuận/Báo Tin tức
Tác động của các lệnh trừng phạt đối với Nga sau 4 tháng
Tác động của các lệnh trừng phạt đối với Nga sau 4 tháng

Các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang đánh giá tác động kinh tế của các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sau xung đột ở Ukraine, cân nhắc khả năng gia tăng sức ép đối với Moskva bằng các lệnh trừng phạt mới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN