Chính phủ Trung Quốc vừa công bố một lệnh tới các trụ sở, đại lý lữ hành ở Bắc Kinh, và được dự kiến sẽ có hiệu lực tới các khu vực khác ở Trung Quốc. Theo lệnh này, du khách Trung Quốc chỉ được tự đặt tour tham quan Hàn Quốc dưới tư cách từng cá nhân một, chứ không thông qua đại lý lữ hành hay tour theo đoàn.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc áp dụng chiến lược trả đũa kiểu này. Năm 2011, sau tranh cãi vấn đề chủ quyền quanh quần đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku, Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng cấm du lịch theo đoàn tới Nhật Bản trong gần một năm.
Mỹ phẩm Hàn Quốc gặp nguyTrong khi Trung Quốc có thể không chính thức đưa ra lệnh trừng phạt kinh tế vì các quy định thương mại tự do, song các điều luật tiêu chuẩn nhập khẩu khắt khe hơn có thể được áp dụng lên các sản phẩm mỹ phẩm Hàn Quốc.
Tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu sản phẩm từ 19 nhãn hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc, vì cho rằng những sản phẩm đó không đảm bảo điều kiện vệ sinh.
Theo báo cáo thống kê của Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc, "xứ sở kim chi" đứng thứ hai trong số các quốc gia có các sản phẩm bị Trung Quốc từ chối nhập trong nửa đầu năm 2016, đứng đầu là Đài Loan.
Mỹ phẩm Hàn Quốc nhập vào Trung Quốc sẽ bị kiểm duyệt khắt khe hơn. |
Mọi con mắt đổ dồn về LotteTập đoàn Lotte, ngày 27/2 đã thông qua phương án đổi đất, qua đó đồng ý việc giao sân golf do tập đoàn này sở hữu cho Chính phủ Hàn Quốc để lấy mặt bằng triển khai Hệ thống THAAD. Trước đó Chính phủ Hàn Quốc đã chọn sân golf của Lotte tại Seongju, thuộc khu vực phía Đông Nam của Hàn Quốc, làm nơi bố trí THAAD và đề nghị tập đoàn này đổi nơi đây lấy một mảnh đất nằm ngay phía Đông của thủ đô Seoul.
Ngay sau khi có thông qua quyết định đổi đất, trang web mua sắm miễn thuế của Lotte đã bị một nhóm tin tặc Trung Quốc tấn công, khiến tập đoàn thiệt hại gần 500 triệu won.
Ngày 6/3, nhà chức trách Trung Quốc đã đóng cửa 23 cửa hàng bán lẻ thuộc chuỗi Lotte Mart. Nhân viên giấu tên của ba cửa hàng Lotte nằm trong số các cửa hàng bị đóng cửa cho biết việc đóng cửa tạm thời liên quan đến vấn đề an toàn cháy nổ.
Bên cạnh đó, nhiều người tiêu dùng Trung Quốc cũng tham gia phong trào tẩy chay hàng Lotte.
Ngôi sao Kpop vắng bóng Vivo, một nhà sản xuất điện thoại của Trung Quốc, đã thu hồi các đoạn quảng cáo có sự tham gia của nam diễn viên xứ Hàn nổi tiếng Song Joong-ki. Trong khi đó, “nữ thần quốc dân” Jun Ji-hyun cũng bị thay thế bằng hình ảnh một nữ diễn viên đại lục trong chiến dịch quảng bá của một hãng điện thoại vào tháng 8/2016, ngay sau khi có công bố quyết định triển khai THAAD.
Kể từ đó, các sản phẩm hợp tác giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đều ngưng trệ. Toàn bộ loạt chương trình biểu diễn và họp fan hâm mộ bị hủy. Các ca khúc Kpop cũng đều bị xóa khỏi trang nghe nhạc phổ biến Wangyi của Trung Quốc.