THAAD - Câu chuyện nhìn từ Trung, Mỹ - Bài 1

Hai siêu cường thế giới Mỹ và Trung Quốc đang bị cuốn vào cuộc tranh cãi liên quan tới Hệ thống Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) mà Hàn Quốc cho Mỹ triển khai trên lãnh thổ.

Bài 1: THAAD là gì? 

Bệ phóng Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối của Mỹ đã được chuyển đến Hàn Quốc hôm 6/3. Ảnh: The Korea Times

Một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ có tên Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đang được triển khai ở Hàn Quốc.

Theo Bloomberg, Hàn Quốc tuyên bố đây là biện pháp để phòng ngừa mối đe dọa tên lửa ngày càng gia tăng từ Triều Tiên, nước từng đe dọa sẽ phá hủy các thành phố của Hàn Quốc cũng như đã tiến hành hàng chục cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo và thể hiện ý chí nâng cao năng lực vũ khí hạt nhân.

Song lời giải thích này vẫn không ngăn được việc Trung Quốc càng lúc càng khó ngăn cơn giận khi cho rằng THAAD là mối đe dọa sẽ phá vỡ “sự cân bằng chiến lược trong khu vực”.

THAAD hoạt động như thế nào?

Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối này là sản phẩm của tập đoàn Lockheed Martin, được thiết kế để phá hủy các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và trung ở trên không vào giai đoạn cuối khi những quả tên lửa này lao xuống.

Khác với các tên lửa phòng thủ truyền thống được thiết kế để tiến gần một mục tiêu rồi tự kích nổ để phá hủy hay làm chệch hướng của mối đe dọa, THAAD có tính năng tương tự phương pháp đạn đâm đạn, các quả tên lửa dựa vào công nghệ tìm kiếm hồng ngoại để xác định và đấu đầu mục tiêu, qua đó phá hủy hoàn toàn mục tiêu.

Trong buổi công bố kế hoạch triển khai hồi tháng 7 năm ngoái, Lầu Năm Góc cho biết hệ thống này sẽ được bổ sung vào hệ thống phòng thủ tên lửa phân tầng để tăng cường năng lực phòng thủ tên lửa sẵn có của đồng minh nhằm chống lại các mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên.

Một số chuyên gia quân sự Trung Quốc nghi ngờ THAAD không có khả năng loại bỏ các quả tên lửa tầm ngắn và pháo từ Triều Tiên bởi hệ thống này được thiết kế cho việc đánh chặn tầm cao.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Rod Lyon tại Viện Chính sách Chiến lược Australia ở Canberra, kết quả các cuộc thử nghiệm độc lập do một học giả của trường Đại học Cornell (Mỹ) thu thập cho thấy phần lớn các cuộc thử nghiệm THAAD diễn ra để chống các mục tiêu tầm ngắn.

THAAD không tạo ra mối đe dọa tấn công bởi tên lửa của THAAD không mang đầu nổ. Trong trường hợp có tên lửa được phóng lên từ Trung Quốc nhằm vào Mỹ, không thể khẳng định THAAD có thể loại bỏ quả tên lửa đó.

Lý do là vì các quả tên lửa đạn đạo liên lục địa của Trung Quốc nếu nhắm vào lục địa Mỹ sẽ mới chỉ ở giai đoạn đi lên khi bay qua hệ thống THAAD ở Hàn Quốc. Điều tương tự cũng xảy ra nếu Triều Tiên đạt được công nghệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Theo Lyon, điều thực sự khiến Trung Quốc quan ngại là năng lực giám sát của THAAD. THAAD có thể cung cấp dữ liệu cảnh báo sớm cho các phần khác thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ, từ đó làm suy giảm năng lực tấn công của Trung Quốc nhằm vào Mỹ trong trường hợp có chiến tranh.

Tờ "The Global Times" (Thời báo Hoàn cầu), phụ trương của tờ Nhân dân Nhật báo (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc) đã cáo buộc Seoul tự buộc mình vào chiến xa của Mỹ và tự biến mình thành "con tốt" ngạo mạn của Washington trong công cuộc kiềm tỏa quân sự Mỹ nhằm vào Trung Quốc.

Cũng theo Lyon, triển khai THAAD ở Hàn Quốc có thể giúp Mỹ có thêm lợi thế trước Trung Quốc bởi nước này vốn đã có nhiều hệ thống radar, đánh chặn ở Thái Bình Dương. THAAD sẽ nâng cao khả năng phát hiện sớm tên lửa của Trung Quốc nhưng khả năng đánh chặn không vì vậy mà có thể diễn ra dễ dàng hơn.

THAAD và Đông Bắc Á


Lời giải thích vì tên lửa Triều Tiên của Hàn Quốc mặc dù có tính thuyết phục vẫn không ngăn được việc Trung Quốc càng lúc càng khó kìm cơn giận khi cho rằng THAAD là mối đe dọa sẽ phá vỡ “sự cân bằng chiến lược trong khu vực Đông Bắc Á”. Theo Lyon, điều thực sự khiến Trung Quốc quan ngại là năng lực giám sát của THAAD. THAAD có thể cung cấp dữ liệu cảnh báo sớm cho các phần khác thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ, từ đó làm suy giảm năng lực tấn công của Trung Quốc nhằm vào Mỹ trong trường hợp có chiến tranh.

Tờ "The Global Times" (Thời báo Hoàn cầu), phụ trương của tờ Nhân dân Nhật báo (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc) đã cáo buộc Seoul tự buộc mình vào chiến xa của Mỹ và tự biến mình thành "con tốt" ngạo mạn của Washington trong công cuộc kiềm tỏa quân sự Mỹ nhằm vào Trung Quốc.

Cũng theo Lyon, triển khai THAAD ở Hàn Quốc có thể giúp Mỹ có thêm lợi thế trước Trung Quốc bởi nước này vốn đã có nhiều hệ thống radar, đánh chặn ở Thái Bình Dương. THAAD sẽ nâng cao khả năng phát hiện sớm tên lửa của Trung Quốc nhưng khả năng đánh chặn không vì vậy mà có thể diễn ra dễ dàng hơn.

Theo Zhang Baohui, giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương ở Đại học Lingnan, Hong Kong, Bắc Kinh đã cố lôi kéo Hàn Quốc khỏi quỹ đạo của Mỹ. Tuy nhiên, nỗ lực này sẽ thất bại nếu THAAD được triển khai.

Trong khi đó, Robert Kelly, Phó Giáo sư khoa học chính trị ở Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc cho rằng Bắc Kinh đang yêu cầu Hàn Quốc duy trì trạng thái không phòng thủ, "nhà không nóc" trong bối cảnh mối đe dọa tên lửa hạt nhân đang vần vũ ngay trước cửa. Và đó là một bản tối hậu thư lạ đến kinh ngạc bởi một nước thứ ba yêu cầu Hàn Quốc từ bỏ an ninh quốc gia trước một mối đe dọa đã và đang tồn tại từ một nước khác.


Đón đọc bài tiếp theo: Tại sao Trung Quốc lo ngại về THAAD? 


Anh Minh (Tin Tức/TTXVN)
Hàn Quốc xác định loại tên lửa Triều Tiên mới phóng
Hàn Quốc xác định loại tên lửa Triều Tiên mới phóng

Một sĩ quan thuộc Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho biết quân đội Hàn Quốc xác định loại tên lửa Triều Tiên mới phóng hôm 6/3 vừa qua là phiên bản nâng cấp của loại tên lửa Scud.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN