Mong đợi điều gì từ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Nga sắp tới?

Moskva và Washington đã ký thỏa thuận tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại một nước thứ 3 ở châu Âu vào tháng 7 tới. Điều dư luận quan tâm hiện nay là việc hai nhà lãnh đạo này sẽ bàn những gì trong hội nghị lần này?

Chú thích ảnh
Tổng thống Donald Trump, trái, trò chuyện với người đồng cấp Nga Vladimir Putin bên lề Hội nghị APEC tổ chức tại Việt Nam tháng 11/2017. Ảnh: AFP

 

Tổng thống Trump dự kiến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh NATO được tổ chức tại Brussels tháng tới và cũng thực hiện chuyến công du tới Anh lần đầu tiên. Năm ngoái, Tổng thống Trump đã hai lần gặp mặt người đồng cấp Nga Putin bên lề các cuộc họp quốc tế, tuy nhiên vẫn chưa có bất kỳ hội nghị chính thức nào được tổ chức cho hai nhà lãnh đạo.

 

Cuộc gặp thượng đỉnh lần này giữa hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ sẽ diễn ra ở một nước thứ ba thuận lợi cho cả hai bên và công tác chuẩn bị sẽ mất khoảng vài tuần. Theo phụ tá về chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga - ông Yuri Ushakov, Moskva và Washington sẽ thông báo thời gian và địa điểm của cuộc gặp thượng đỉnh trên trong ngày 28/6.

 

Phát biểu tại Nhà Trắng vào đầu giờ chiều hôm thứ Tư (27/6), Tổng thống Trump bày tỏ hy vọng: “Tôi nghĩ nhiều chuyện tốt đẹp sẽ xảy đến từ các cuộc gặp gỡ với mọi người. Có thể mong đợi một điều gì đó lạc quan xuất hiện”.

 

Tổng thống Trump tuyên bố ông mong đợi chủ đề đối thoại lần này với người đồng cấp Putin sẽ là về Syria và Ukraine.

 

Về vấn đề Syria, Mỹ phải chấp nhận một sự thật là Tổng thống Bashar al-Assad vẫn tiếp tục nắm quyền lãnh đạo. Mục tiêu chia rẽ Syria và thành lập một nhà nước Sunni “Sunnistan” để ngăn chặn sự ảnh hưởng của Iran không hề khả thi. Có thể Tổng thống Trump sẽ tận dụng cơ hội gặp gỡ lần này với người đồng cấp Putin để thể hiện rõ hơn quan điểm từ trước đến nay ông theo đuổi – muốn đưa quân Mỹ rời khỏi Syria.

 

Về vấn đề Ukraine, câu hỏi được đặt ra cho Tổng thống Trump là ông sẽ phải làm gì. Một điều hoàn toàn rõ ràng: Crimea sẽ không bao giờ được trả về cho Ukraine. Một động thái khôn ngoan của Tổng thống Trump lúc này sẽ là chính thức hóa quan điểm Mỹ không công nhận việc Crimea sát nhập với Nga, song sự không công nhận này cũng không ảnh hưởng gì tới mối quan hệ với Moskva.

 

Khi được hỏi liệu Hội nghị Thượng đỉnh lần này có đề cập đến vấn đề Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016, Tổng thống Trump không trả lời.

 

Theo báo Washington Times, một chủ đề khác mà Tổng thống Trump và Tổng thống Putin không cần nhắc tới trong hội nghị là khả năng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga, vì chắc chắn là Quốc hội Mỹ sẽ ngăn chặn điều đó. Tuy nhiên, Tổng thống Trump có thể đề nghị không trừng phạt các công ty châu Âu đang làm ăn với Nga, cụ thể là trong dự án Dòng chảy phương Bắc.  

 

Ngày 27/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm tại Điện Kremlin với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton về quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế cùng quan tâm. Phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo Nga, Cố vấn Bolton cho biết: “Bất chấp mọi lùm xùm chính trị, Tổng thống Trump quyết định vì lợi ích của Mỹ mà tổ chức đối thoại với Tổng thống Putin. Chúng tôi có thể phối hợp giải quyết nhiều vấn đề mặc cho những khác biệt giữa hai nước”.

 

Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Đám đông máu lạnh cổ vũ nữ sinh bị trầm cảm nhảy lầu tự tử
Đám đông máu lạnh cổ vũ nữ sinh bị trầm cảm nhảy lầu tự tử

Cảnh sát đã bắt giữ hai người và điều tra thêm 6 người khác có những bình luận ác ý xuất hiện trong đoạn băng ghi lại hình ảnh một nữ sinh tự tử.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN