Israel phải trả giá đắt để hạ gục S-300

Để tiêu diệt các tổ hợp S-300, không quân Israel phải tiến hành không kích với số lớn, trong trường hợp đó tổn thất là không thể tránh khỏi – có thể ở mức từ 20-25 máy bay hoặc hơn.

Báo “Độc lập" (Nga) đăng bài viết của chuyên gia phân tích quân sự Leonid Nersisian cho biết Israel là nước phản ứng mạnh mẽ nhất sau khi Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố quân đội nước này đã nhận được lô hàng đầu tiên các tên lửa đất đối không S-300 của Nga.

Israel phải trả giá đắt để hạ gục S-300. Ảnh: Internet.


Từ thực tế trên, có thể phán đoán về các loại vũ khí Israel sẽ sử dụng để phá hủy các hệ thống tên lửa phòng không S-300. Tuy nhiên còn một yếu tố vẫn chưa rõ là số lượng chính xác các tổ hợp tên lửa S-300 chuyển giao cho Syria. Có thể giả định rằng Syria hiện đã sở hữu từ 2-3 tiểu đoàn S-300, phiên bản PMU-2 phục vụ xuất khẩu. Mỗi tiểu đoàn có từ 8-12 ống phóng, các hệ thống radar điều khiển và phát hiện mục tiêu cùng modul chỉ huy. Tổ hợp này có thể cùng lúc tấn công 6 mục tiêu, mỗi mục tiêu phóng 2 quả tên lửa. Tầm bắn tối đa của các tên lửa là 300km (tầm phát hiện mục tiêu là 200km), có thể đánh chặn các tên lửa chiến thuật và tên lửa đạn đạo tầm trung.


Để phá hủy các tổ hợp tên lửa S-300, Israel có thể sử dụng máy bay chiến đấu F-16 (nước này có gần 300 chiếc, trong đó 100 chiếc là bản F-16I do Israel nâng cấp) và F-15E (25 chiếc) trang bị các tên lửa diệt radar AGM-88 Harm của Mỹ với tầm xạ kích hiệu quả 106km.

Do tầm phát hiện mục tiêu của tên lửa S-300 là 200km nên ngay cả khi có những điều chỉnh để chuyển sang đánh chặn tên lửa và chống nhiễu, máy bay của Israel vẫn không thể tấn công S-300 mà không bị tấn công lại. Đương nhiên, để tiêu diệt các tổ hợp S-300, không quân Israel phải tiến hành không kích với số lớn, trong trường hợp đó tổn thất là không thể tránh khỏi – có thể ở mức từ 20-25 máy bay hoặc hơn.

Cần lưu ý rằng từ năm 2006, Syria đã mua của Nga 36 khẩu đội tên lửa/pháo phòng không tầm ngắn Pantsir-S1, có thể đánh chặn các tên lửa tiêu diệt radar trong giai đoạn bay cuối. Với khả năng xạ kích chính xác 4 mục tiêu ở khoảng cách 20km, các khẩu đội này là tấm lá chắn hiệu quả bảo vệ cho tên lửa S-300 có tầm bắn xa hơn và gây thêm nhiều khó khăn hơn nữa cho không quân Israel.

Quân đội Israel còn sở hữu các hệ thống tên lửa chiến thuật LORA do nước này chế tạo, có thể tấn công chính xác mục tiêu ở khoảng cách 250km. Các tên lửa này có thể được sử dụng nhằm vào hệ thống phòng không của Syria một khi nó được tăng cường bởi S-300 và Pantsir-S có khả năng cơ động cao. Tuy nhiên LORA cũng có thể trở thành mục tiêu của S-300.

Nói cho cùng, Israel hiện cảm thấy khó chịu vì Syria đã có khả năng bắn hạ các mục tiêu vừa cất cánh từ các sân bay Israel, khi tầm bắn 200km của tên lửa S-300 có thể cho phép kiểm soát 40-50% không phận Israel, ngoài ra còn có thể kiểm soát không phận các nước khác mà trong tương lai có thể là mục tiêu của không quân Israel.

Có tin đồn rằng Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu và người đứng đầu Hội đồng An ninh quốc gia nước này Yaakov Amidror trong cuộc gặp với các đại sứ và ngoại trưởng các nước châu Âu đã đề cập tới khả năng tấn công phủ đầu hệ thống phòng không mới của Syria. Ngoài ra, theo tuyên bố của các quan chức Israel, họ còn sợ S-300 rơi vào tay các nhóm cực đoan, song có lẽ đây chỉ là cái cớ chứ không phải những nguyên nhân chính như đề cập ở trên.

Tác giả LeonidNersisian đánh giá nhìn chung tình hình không mấy dễ chịu với Israel vì đây là lần đầu tiên trong một thời gian dài nước này phải đối mặt với nhiệm vụ giành lại quyền làm chủ không phận của mình.


Duy Trinh (Theo báo Độc lập, Nga)


Nga dàn xếp vụ kiện 4 tỉ đô liên quan đến S-300
Nga dàn xếp vụ kiện 4 tỉ đô liên quan đến S-300

Moscow đang nỗ lực thuyết phục Tehran rút lại đơn kiện đòi tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport bồi thường 4 tỉ USD vì đã hủy hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho Iran.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN