Chuyên gia y tế Pháp khuyến nghị về mở cửa kinh tế

Mặc dù số ca lây nhiễm ở nước này gia tăng, nhưng Pháp đã dỡ bỏ phần lớn các qui định hạn chế về y tế. Trừ bệnh viện và trên các phương tiện giao thông đường dài, khẩu trang và chứng nhận y tế, không còn là điều kiện bắt buộc. Qui định cách ly cũng đã bớt chặt chẽ hơn. Các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí tập thể đã gần như trở lại trạng thái bình thường cũ.

Chú thích ảnh
Giáo sư Tiến sĩ - Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, Chủ nhiệm khoa Sinh lý - Khám bệnh, Bệnh viện Cochin Paris, chuyên gia về bệnh phổi và các bệnh đường hô hấp. Ảnh: Nguyễn Thu Hà/PV TTXVN tại Pháp

Mặc dù những động thái trên khiến Tổ chức Y tế Thế giới lo ngại và cảnh báo là quá sớm. Nhưng các chuyên gia y tế Pháp lại cho rằng tuy số người lây nhiễm tăng, nhưng số bệnh nhận nặng phải nhập viện và số tử vong do COVID-19 đã giảm đáng kể, các bệnh viện không còn bị nhiều áp lực như trước. Điều này chứng tỏ biến chủng Omicron đã suy yếu, và không còn khiến chúng ta phải lo lắng nhiều nữa. 

Bác sĩ Việt kiều Đinh Xuân Anh Tuấn, Chủ nhiệm khoa Sinh lý - Khám bệnh, Bệnh viện Cochin Paris, chuyên gia về bệnh phổi và các bệnh đường hô hấp, cho rằng nếu gỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp y tế thì không thích hợp vì biến chủng Omicron này có khả năng lây lan với ngay cả những người đã tiêm 2-3 mũi. Tuy nhiên nhờ chiến dịch tiêm chủng được thực hiện tốt nên tuyệt đại đa số người Pháp đã tiêm 2 mũi, do đó chỉ cần tiêm mũi thứ 3 thì hệ miễn dịch mỗi người sẽ có mức độ khả dĩ để không những tránh bị lây nhiễm, mà nếu nhiễm cũng không bị nặng.

"Thành ra nếu nói gỡ bỏ, có nghĩa là chúng ta có thể bắt đầu quay lại cuộc sống bình thường, nhưng cuộc sống bình thường mới khác với cuộc sống bình thường cũ, và một số biện pháp cần thiết như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách vẫn là những việc chúng ta cần áp dụng. Ví dụ như tại bệnh viện, tất cả các nhân viên đều phải đeo khẩu trang cho dù đã được tiêm 3-4 mũi", ông nhấn mạnh. 

Đối với một quốc gia, để mở cửa an toàn, cần căn cứ vào một số tiêu chí cơ bản. Theo bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, cơ sở đầu tiên quan trọng nhất là số ca bị bệnh nặng và khả năng bệnh viện có thể đương đầu được với làn sóng dịch hay không. Hiện nay ở Pháp có hai xu hướng không đi đôi với nhau, tuy số ca lây nhiễm tăng cao, nhưng số bệnh nhân nặng phải nhập viện vẫn giữ ở mức độ khả dĩ, cho nên chính phủ và ngành y tế Pháp vẫn tiếp tục theo dõi rất sát số ca lây nhiễm, nhưng đồng thời sự đánh giá của y tế Pháp vẫn dựa trên những tiêu chuẩn về số bệnh nhân nặng, hiện vẫn đang ở mức độ kiểm soát được.

Chú thích ảnh
Giáo sư Tiến sĩ - Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, Chủ nhiệm khoa Sinh lý - Khám bệnh, Bệnh viện Cochin Paris, chuyên gia về bệnh phổi và các bệnh đường hô hấp. Ảnh: Nguyễn Thu Hà/PV TTXVN tại Pháp

Về các biện pháp đề phòng y tế khi mở cửa phát triển kinh tế, bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn chỉ ra hai biện pháp cần tiếp tục đẩy mạnh. Thứ nhất là tiếp tục tiêm chủng, những ai đã tiêm được hai mũi cần tiêm thêm mũi thứ ba. Nhất là đối với những đối tượng dễ bị nặng như người cao tuổi hoặc có bệnh nền. Ở bên Pháp, những người trên 80 tuổi đã có khuyến cáo là nên tiêm mũi thứ tư, nếu mũi thứ ba tiêm cách đây hơn 3 tháng. 

Bên cạnh đó, nếu đến những nơi lạ, gặp gỡ những người không quen, thì người dân nên duy trì biện pháp cũ là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách. Dĩ nhiên, trong gia đình, với những người mà chúng ta biết là hệ miễn dịch của họ đạt được mức độ không bị lây nhiễm nữa thì có thể nới lỏng sự ngăn cách đó ra, nhưng vẫn luôn cần đề phòng.

Thu Hà - Nguyễn Tuyên (PV TTXVN tại Pháp)
Australia nỗ lực đảm bảo cân bằng giữa mở cửa kinh tế và kiểm soát dịch
Australia nỗ lực đảm bảo cân bằng giữa mở cửa kinh tế và kiểm soát dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, với mục tiêu sống chung với dịch bệnh, thúc đẩy mở cửa nền kinh tế để phục hồi đất nước, Chính phủ Australia đã đưa ra những điều chỉnh mới sau cuộc họp Nội các hôm 14/1, trong đó áp dụng quy định mới đối với những ngành nghề lao động quan trọng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN