Bước ngoặt nguy hiểm: Mỹ "xâm lược" Syria và "dọa" Nga

Chính phủ Mỹ ngày 22/8 chính thức tuyên bố rằng các lực lượng quân sự của họ ở Syria sẽ tiếp tục ở lại nước này, bất chấp việc chính quyền Syria nói gì, và sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay Syria nào bay trên khu vực có lực lượng Mỹ đóng quân.

Mỹ  tuyên bố sẽ chặn bất cứ máy bay nào đe dọa lực lượng Mỹ ở Syria. Ảnh: AP

Lầu Năm Góc cũng tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng bắn hạ máy bay Nga và Syria mà họ cho là đe dọa các cố vấn Mỹ – những người theo luật pháp quốc tế là đang hoạt động bất hợp pháp ở phía Bắc Syria. Trước đó, người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Davis cho biết các máy bay Mỹ đã nỗ lực chặn máy bay Syria nhằm bảo vệ những cố vấn Mỹ đang hoạt động (bất hợp pháp) với lực lượng người Kurd ở Syria, sau khi chiến đấu cơ Syria ném bom các khu vực ở Hasakah khi nhóm này bắt đầu hành động gây hấn với Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Syria.
 
Phát biểu với các phóng viên, người phát ngôn khác của Lầu Năm Góc Peter Cook nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tiếp tục khuyên chế độ Syria tránh xa các khu vực đó. Chúng tôi sẽ bảo vệ người của chúng tôi đang ở thực địa, và làm những gì chúng tôi cho là cần thiết để bảo vệ họ”. 

Theo nhà điều tra lịch sử Eric Zuesse, điều này có nghĩa rằng Chính phủ Mỹ sẽ không cho phép Damascus trục xuất các lực lượng Mỹ ở Syria. Chính phủ Syria chưa bao giờ mời các lực lượng Mỹ vào nước này, nhưng Washington hiện đang chính thức thách thức Damascus trong việc khẳng định chủ quyền của mình về các khu vực nơi mà những binh sĩ Mỹ đóng quân.

Khi đề cập sâu hơn về Nga, ông Cook nêu rõ Mỹ sẽ có hành động quyết đoán tương tự đối với các máy bay Nga, lực lượng đang hoạt động hợp pháp với sự đề nghị và phối hợp của chính phủ Syria. Ông Cook nói: “Nếu họ (Nga) đe dọa các lực lượng Mỹ, chúng tôi luôn có quyền bảo vệ lực lượng của mình”.

Điều này cũng có nghĩa Mỹ không chỉ đang chống lại chính phủ hợp pháp Syria, mà sẽ còn gây chiến với Moskva nếu họ (vốn được Damascus thực sự mời vào Syria) bảo vệ các lực lương ủng hộ Tổng thống Assad trước các cuộc tấn công của các nhóm do Mỹ hậu thuẫn tại quốc gia Trung Đông này. Số lượng các lực lượng Mỹ trên chỉ khoảng 300 người, trong đó có 250 người được phái đến Syria ngày 24/4 vừa qua, phục vụ như là các cố vấn cho những lực lượng quân sự bất hợp pháp khác ở Syria.

Một số lượng lớn các lực lượng quân sự bất hợp pháp này ở Syria là những kẻ cực đoan được thuê bởi Chính phủ Saudi Arabia và Qatar, và được cung cấp những vũ khí Mỹ, nhằm lật đổ chính phủ Syria. Hầu hết các lực lượng bất hợp pháp đó là các nhóm người Kurd, được Chính phủ Mỹ hậu thuẫn nhằm chia cắt Syria để lập ra một nhà nước người Kurd riêng ở khu vực Đông Bắc xa xôi, nơi có đa số người Kurd tại Syria.

Mục tiêu ban đầu của Mỹ ở Syria là nhằm lật đổ Chính phủ Syria. Nhưng theo các cuộc thăm dò do phương Tây tài trợ - bắt đầu từ 2011 khi các chiến binh thánh chiến tràn vào Syria, kết quả cho thấy 55% người Syria được hỏi muốn ông Bashar al-Assad vẫn là Tổng thống của nước này, và "82% đồng ý IS là nhóm do Mỹ và nước ngoài tạo ra". Hơn nữa, chỉ có 22% đồng ý "IS là một ảnh hưởng tích cực" - có nghĩa là người Syria cho rằng mọi thứ đã tốt hơn trước khi các chiến binh thánh chiến do Mỹ bảo trợ tràn vào Syria để lật đổ ông Assad.

Ông Zuesse cho rằng, rõ ràng, với con số 82% trên, rất ít người Syria ủng hộ lực lượng 300 nhân viên Mỹ ở đó. Mỹ không chỉ là một “kẻ xâm lược”, mà (đặc biệt cùng với các lực lượng do Mỹ hỗ trợ ở Syria - hầu hết là các chiến binh thánh chiến) còn làm cho cuộc sống trở nên tồi tệ hơn đối với gần như tất cả người Syria.

Như vậy, từ nay trở đi, Chính phủ Syria sẽ ở vào thế khó khi có những kẻ xâm lược trên lãnh thổ của mình, và bị cảnh báo rằng một trong số đó - Mỹ - sẽ rơi vào một cuộc chiến toàn diện với Syria nếu Damascus tìm cách đuổi họ đi.

Nga cũng đang bị Mỹ “dọa” rằng nếu Moskva có bất kỳ hành động nào nhằm đánh bật hoặc tiêu diệt những lực lượng do Mỹ hậu thuẫn ở Syria, thì Washington cũng sẽ có hành động đáp trả. Có lẽ chiến lược của Mỹ ở đây là buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin lùi bước hoặc từ bỏ đồng minh Syria của mình. Nhưng nếu Tổng thống Putin lùi bước, điều này sẽ làm giảm sự ủng hộ của người Nga đối với ông. Có lẽ đây cũng là chiến lược của Tổng thống Mỹ Barack Obama nhằm làm suy yếu vị thế của Nga.

Công Thuận (Theo Global Research)
Thổ Nhĩ Kỳ dội hỏa lực chiến binh Kurd ở Syria
Thổ Nhĩ Kỳ dội hỏa lực chiến binh Kurd ở Syria

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã nã pháo vào các tay súng thuộc lực lượng dân quân tự vệ người Kurd ở miền Bắc Syria ngày 25/8. Đây là động thái mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là để bảo đảm an ninh khu vực biên giới nhằm chống cả nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và bước tiến của người Kurd tại Syria.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN