Bốn nhận thức về kinh tế của lãnh đạo Trung Quốc

Theo tờ “Đại Công báo”, thời gian gần đây, Trung Quốc liên tiếp tiến hành các hội nghị kinh tế trung ương, trong đó thể hiện những nhận thức chung mà tầng lớp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã đạt được về các vấn đề kinh tế quan trọng của đất nước.


Tác giả bài viết, ông Tô Hồng Văn, đã nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ những thông tin trong các phát biểu tại các hội nghị trên. Theo ông, có bốn nhận thức chung đáng chú ý mà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã đạt được về định hướng công tác kinh tế năm 2014 như sau:

 

Người dân Trung Quốc chụp ảnh trước cổng quảng trường Thiên An Môn.


Thứ nhất, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc khẳng định phương thức điều tiết vĩ mô mới được thực hiện trong vòng một năm trở lại đây đã đạt được hiệu quả. Một năm qua, chính quyền trung ương đã dốc lòng xây dựng đất nước, quyết tâm cải cách, đưa kinh tế Trung Quốc tiến lên, có triển vọng phát triển trong ổn định và thực hiện bước khởi đầu tốt đẹp. Trước áp lực tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm ngày càng lớn và nghiêm trọng, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã kiên trì thực hiện chính sách, kiên quyết không nới lỏng thị trường tiền tệ, cũng như không làm tăng thâm hụt tài chính; đồng thời đổi mới phương thức quản lý vĩ mô, kịp thời đưa ra nhiều biện pháp cải cách phù hợp, giảm bớt thủ tục hành chính, giao quyền cho cấp dưới, khơi dậy sức sống của thị trường, khuyến khích đầu tư tư nhân.


Bên cạnh đó, ông Lý Khắc Cường còn ra sức điều chỉnh cơ cấu, áp dụng các biện pháp đem lại lợi ích trước mắt cũng như lâu dài. Những mục tiêu đã đề ra trong năm 2013 như tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở mức 7,5% và khống chế biên độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức dưới 3,5% hoàn toàn có thể thực hiện được. Sự phát triển tốt của nền kinh tế Trung Quốc trong vòng một năm trở lại đây đã nhận được sự khen ngợi ở cả trong và ngoài nước.


Thứ hai, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã đạt nhận thức chung cao độ đối với chính sách kinh tế theo đuổi điểm “cân bằng vàng”. Bước khởi đầu vững chắc trong năm nay đã tạo ra những kinh nghiệm mới và đặt nền tảng tốt đẹp cho sự phát triển kinh tế trong năm tới cũng như sự tăng trưởng dài hạn của kinh tế Trung Quốc, đồng thời góp phần duy trì sự phát triển lành mạnh của kinh tế nước này. Đây là mục tiêu nhất quán của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đều cho rằng để thực hiện mục tiêu trên cần phải theo đuổi điểm “cân bằng vàng”, đồng thời các nhà lãnh đạo đã đạt được nhận thức chung về phương hướng phát triển kinh tế xã hội của nước này. Tất cả đều cho rằng phát triển là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề. 


Thứ ba, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đạt được nhận thức cao độ đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và chuyển đổi, nâng cấp mô hình kinh tế. Việc phát triển kinh tế cần phải theo đuổi chất lượng và hiệu quả. Do vậy, nâng cao chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và chuyển đổi, nâng cấp mô hình kinh tế vẫn là cụm từ quan trọng trong công tác kinh tế sau này.


Thứ tư, cải cách vẫn là động lực của phát triển. Hội nghị Trung ương 3 khóa 18 đưa ra quyết định quan trọng về công cuộc cải cách sâu sắc toàn diện, quan điểm chủ đạo của công tác kinh tế năm 2014 sẽ là “tiến lên trong ổn định, cải cách đổi mới”. “Lý luận lợi ích của cải cách” của Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đi vào lòng dân. Trung Quốc sẽ cải cách sâu sắc toàn diện để thúc đẩy sự phát triển. Các học giả ở Trung Quốc Đại lục cho rằng quyết tâm cải cách và các động thái cụ thể của chính quyền trung ương khiến người dân có niềm tin mạnh mẽ vào công cuộc cải cách của nước này.

 

TTG

Lý do lãnh đạo Trung Quốc học sử Chiến Quốc
Lý do lãnh đạo Trung Quốc học sử Chiến Quốc

Tiến sĩ JM Norton, giảng viên quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Mỹ tại Học viện Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh cho rằng, đối với các nhà lãnh đạo nước này, lịch sử thời Chiến Quốc cung cấp những bài học cả tích cực và tiêu cực cho thời đại ngày nay.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN