5 yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát chiến tranh Trung - Mỹ

Theo tờ News Strait Times (Malaysia), căng thẳng tại khu vực Đông Á đã leo thang đáng kể trong thời gian gần đây sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, bao phủ cả quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và chồng lấn với ADIZ của cả Nhật Bản và Hàn Quốc.

Sau đó 1 tuần, Mỹ đã điều 2 máy bay ném bom B-52 bay qua vùng ADIZ của Trung Quốc mà không thông báo cho phía Bắc Kinh. Ngày 5/12/2013, tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Cowpens của Mỹ đã suýt nữa va chạm với một chiếc tàu chiến của Trung Quốc trong khi đang bám theo chiếc tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. 

Tàu chiên Mỹ thực hành bắn tên lửa trên biển.


Gần đây nhất, Trung Quốc đã đơn phương thiết lập lệnh cấm đánh bắt  cá ở Biển Đông khiến nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Philippines… lên án và phản đối. Mặc dù có thể là tất cả các bên liên quan đều cảm thấy nguy cơ đụng độ để kìm chế những hành động theo kiểu chính sách “bên miệng hố chiến tranh” trong tương lai và tìm các biện pháp giải quyết trên bàn đàm phán, nhưng đây thật sự vẫn không phải là sự đặt cược an toàn. Thay vào đó, các sự kiện “rợn tóc gáy” trong một số tuần vừa qua gần như chắc chắn sẽ tiếp tục diễn ra, làm tăng nguy cơ về các vụ va chạm vô tình hoặc ngoài ý muốn. Tình trạng đáng báo động này dựa trên cơ sở 5 yếu tố sau:

Đầu tiên đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Kể từ khi nước này thực hiện chính sách mở cửa vào 1978 do nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình khởi xướng, kinh tế đã tăng vọt và trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới và GDP của nước này sẽ vượt Mỹ trên cơ sở sức mua tương đương trong thập kỷ tới. Từ năm 2001 – 2012, ngân sách quốc phòng của nước này đã tăng trung bình hàng năm 10,3% và đến năm 2012 đã vượt con số 100 tỷ USD.

Kết quả là, giống như các siêu cường mới nổi, Trung Quốc sẽ tìm cách tối đa hóa an ninh của mình bằng cách mở rộng ảnh hưởng và tầm kiểm soát các khu vực xung quanh và xa hơn nữa, thông qua các tuyên bố chủ quyền rộng lớn và "bắt nạt" các nước láng giềng nhỏ hơn, buộc họ phải chấp nhận những yêu sách này.

Thứ hai, chính quyền Obama đã thực hiện một chính sách quyết đoán hơn đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hay còn gọi là chính sách “tái cân bằng”. Theo đó, Nhà Trắng đã không chỉ tăng cường triển khai lực lượng quân sự tới Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, và Singapore, mà còn tìm cách tăng cường quan hệ quốc phòng với một loạt các đối tác khác trong khu vực như Ấn Độ, New Zealand, Indonesia, Malaysia, Campuchia… và thậm chí cả Myanmar.

Đáng chú ý là, Mỹ cũng đã đưa ra những thông điệp cứng rắn hơn về các tranh chấp trên biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á (ví dụ như việc Washington mới đã chính thức lên tiếng phản đối việc Trung Quốc áp đặt các biện pháp hạn chế đánh bắt cá ở Biển Đông, cho rằng việc làm này mang tính “khiêu khích và là một hành động nguy hiểm”) và tuyên bố rằng Hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ và Nhật Bản cũng được áp dụng đối với các hòn đảo đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông.

Ngay cả trong trường hợp không có chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ, thì sự trỗi dậy của Bắc Kinh cũng khiến Mỹ cảm thấy vị trí thống trị của mình bị đe dọa và các nước đồng minh khác cảm thấy quan ngại.

Tổng thống Mỹ Obama (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp tại Washington năm 2013.


Thứ ba, các cam kết an ninh của Mỹ với các đồng minh trong khu vực đã khuyến khích những nước này trở nên cứng rắn hơn khi thương lượng với Trung Quốc. Chẳng hạn như những căng thẳng leo thang gần đây về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nguyên nhân phần lớn là do Nhật Bản đã kiên quyết quốc hữu hóa 3 trong số 5 đảo thuộc quần đảo này. Trong khi đó, tại biển Đông, Philippines, một đồng minh thân cận của Mỹ, đã khởi kiện Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông để chứng minh rằng về địa vị pháp lý, tuyên bố đường chín đoạn của Bắc Kinh trên vùng biển rộng lớn ở khu vực này là không hợp lệ theo Công ước quốc tế về Luật Biển.

Thứ tư là một số quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương ủng hộ sự hiện diện của Wasshington nhằm dựa vào sự bảo vệ của quân đội Mỹ nhưng lại phụ thuộc vào Trung Quốc để phát triển kinh tế. Một thực tế là các quốc gia này đều nhận thấy rằng trong khi Mỹ có lợi thế về mặt quân sự thì Trung Quốc lại ở rất gần họ hơn Mỹ, do đó nước xa không cứu được lửa gần. Sự không cân xứng này khiến cho việc răn đe lẫn nhau giữa 2 cường quốc trở nên khó khăn hơn bởi vì cả Mỹ và Trung Quốc đều tin rằng mình có ưu thế hơn đối phương.

Cuối cùng, cả Mỹ và Trung Quốc đều thất bại trong việc xây dựng một bộ quy tắc để điều tiết sự cạnh tranh lẫn nhau. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã đưa ra một loạt các tiêu chí để kiềm chế lẫn nhau, do đó đã tránh nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.

Những yếu tố này đặc biệt nguy hiểm bởi vì một yếu tố xảy ra có thể làm trầm trọng thêm các yếu tố khác. Ví dụ, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc tiếp tục diễn ra sẽ thúc giục Mỹ tăng cường thực hiện chiến lược tái cân bằng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo đó Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực và khuyến khích các đồng minh của mình cứng rắn hơn. Đáp lại, điều này có thể khiến Trung Quốc cảm thấy không an toàn và sẽ quyết đoán hơn với những tuyên bố chủ quyền của mình. Việc thiếu những quy tắc rõ ràng trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường làm tăng thêm những hành động nguy hiểm và không thể lường trước được.


CT (Theo News Strait Times)

Không quân Trung Quốc phải mất 20-30 năm mới bắt kịp Mỹ
Không quân Trung Quốc phải mất 20-30 năm mới bắt kịp Mỹ

Mặc dù không quân Trung Quốc có tốc độ phát triển rất nhanh, nhưng để đạt trình độ tương đương với quân đội Mỹ, có thể nước này cần phải mất thêm khoảng thời gian 20-30 năm nữa.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN