Ngày 28/6, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố ông mong muốn Anh có mối quan hệ "gần gũi nhất có thể" với Liên minh châu Âu (EU) sau khi người dân nước này bỏ phiếu ủng hộ rời EU (còn gọi là Brexit). Ảnh: AFP/TTXVN |
Thách thức này quả thực rất lớn bởi đa số người Anh đã bỏ phiếu ủng hộ rời EU trong cuộc trưng cầu ý dân hồi tuần trước. Cả hai đảng Bảo thủ và Công đảng đối lập của Anh đều cam kết sẽ tôn trọng ý muốn của dân chúng và sẽ nhanh chóng hành động để đưa Anh rời khỏi EU một cách êm thấm.
Các đối tác của Anh hầu như đều tỏ rõ ý định sẽ không xem xét lại vấn đề này và mong muốn Anh sớm tiến hành các thủ tục rời khối. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker ngày 28/6 đã nói: “Tôi không nghĩ chúng ta cần chứng kiến những trò mèo vờn chuột hay đấm bóng. Ý muốn của người dân Anh đã rõ ràng và chúng ta nên hành động theo đa số”.
Tuy nhiên, sự mập mờ trong các thủ tục và quy định bất thành văn của Anh cũng như quyết tâm của phe thất bại trong cuộc trưng cầu ý dân vừa qua đang nhen nhóm hy vọng cho một số luật sư, nhiều nhà lập pháp cùng những nhà hoạt động xã hội ủng hộ “ở lại”.
Anand Menon, giảng viên chính trị châu Âu và các vấn đề đối ngoại, cho biết: “Tình trạng hiện nay có cái hay là dường như không có gì là không thể. Vì vậy, tôi sẽ không loại trừ bất cứ khả năng nào, bao gồm cả việc Anh sẽ vẫn ở lại EU. Tôi cho rằng để đảo ngược kết quả vừa qua là điều rất khó khăn, có rất nhiều điều sẽ phải làm. Song vào lúc này chúng ta không nên coi nhẹ bất cứ điều gì”.
Gavin Barrett, một chuyên gia về hiến pháp châu Âu tại trường Đại học Dublin, đã có những nhận định về một số kịch bản mà phe ủng hộ hội nhập châu Âu đưa ra để Anh có thể thực hiện để tiếp tục ở lại trong khối.
Kịch bản 1: Phớt lờ kết quả cuộc trưng cầu ý dânQuốc hội không có nghĩa vụ pháp lý phải thực thi đầy đủ quyết định trong cuộc trưng cầu dân ý này, và vẫn có khả năng các nhà lập pháp tại Westminster phớt lờ kết quả cuộc trưng cầu dân ý và lựa chọn để Anh tiếp tục ở lại EU.
Đây là ý kiến của nhà lập pháp David Lammy thuộc Công đảng, người đã khẩn khoản kêu gọi các đồng nghiệp trên trang Twitter của mình: “Hãy thức tỉnh. Chúng ta không cần phải làm như vậy. Chúng ta có thể chấm dứt điều điên rồ này và kết thúc cơn ác mộng kia bằng một cuộc bỏ phiếu trong Quốc hội. Quốc hội tối cao của chúng ta cần tiến hành bỏ phiếu để xem liệu chúng ta có nên rời khỏi EU hay không”.
Các nhà lập pháp cũng có thể trì hoãn việc áp dụng Điều 50, điều khoản về sự ra đi của một nước thành viên, được đề cập tới trong Hiệp ước Lisbon. Tuy nhiên, chuyên gia Barrett nhận định ý tưởng cho rằng các nhà lập pháp phủi bỏ toàn bộ kết quả cuộc bỏ phiếu là điều không thể. Ông nói: “Nếu nói về khả năng điều này xảy ra, tôi cho là chỉ có 0%. Chính phủ không thể dễ dàng phớt lờ mong muốn đã được thể hiện một cách thẳng thẳn của người dân như vậy”.
Kịch bản 2: Trông cậy vào một sự phủ quyết từ phía ScotlandTheo thông lệ, Quốc hội Anh thông thường không thể làm luật đối với các vấn đề của Scotland nếu không có sự nhất trí của Quốc hội của Scotland, vốn ủng hộ hội nhập châu Âu.
Việc Anh rời khỏi liên minh 28 nước EU đồng nghĩa với việc người ta phải chấm dứt áp dụng các điều luật của EU ở Scotland, và một số người cho rằng thực tế này sẽ khiến Edinburgh phủ quyết quyết định cuối cùng. Tương tự như vậy, một số cho rằng cơ quan lập pháp của Bắc Ireland cũng có thể cản trở Anh thực hiện tiến trình “Brexit”.
Thủ tướng Scotland Nicola Sturgeon, người muốn tách Scotland khỏi Anh, đã tỏ ý ủng hộ quan điểm này trong một bài phỏng vấn mới đây trên truyền hình. Nhà lãnh đạo này nói: “Lựa chọn của chúng ta là sẽ không bỏ phiếu cho bất cứ điều gì đi ngược lại lợi ích của Scotland”.
Nhiều người dân Anh vẫn mong chờ về một cuộc chưng cầu ý dân lần 2. |
Câu hỏi mà người ta đặt ra là cơ hội để Scotland có thể lèo lái con thuyền cứu vớt những người thiểu số ủng hộ hội nhập châu Âu ở Anh lớn tới đâu? Theo chuyên gia Barrett, “cơ hội này cũng chỉ là 0%. Theo Hiến pháp Anh, chỉ có chính quyền ở Westminster mới có quyền đưa ra quyết định cuối cùng”.
Kịch bản 3: Tiến hành một cuộc bầu cử mới