Biến đổi khí hậu và tình trạng khan hiếm nước ngày càng nghiêm trọng đang đặt Trung Á trước những thách thức lớn.
Theo giới quan sát, xu hướng giảm giá gần đây của đồng yen có thể không mạnh như năm 2022, khi đồng tiền này mất khoảng 20% giá trị so với đồng USD, nhưng khả năng đồng yen ở mức thấp kéo dài như hiện nay là một vấn đề đáng báo động với giới doanh nghiệp và người tiêu dùng Nhật Bản.
Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu trở thành một trong những nhân tố nước ngoài có ảnh hưởng nhất ở Balkan.
Những căng thẳng mới nhất làm dấy lên những lo ngại từ Mỹ về việc chỉ huy và kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của Nga.
Bất chấp một số tiến bộ gần đây, sự bế tắc trong quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ - Thụy Điển có thể sẽ khiến quốc gia Bắc Âu này không sớm gia nhập NATO.
Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đã có chuyến công du quan trọng tới châu Âu từ ngày 21 - 24/6, trong đó nhà lãnh đạo quốc gia lớn nhất Mỹ Latinh này đã hội đàm với Giáo hoàng Francis, người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron và các nhà lãnh đạo của Italy.
Chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sau khi nhậm chức là tới Đức và Pháp từ ngày 18-23/6. Việc lựa chọn 2 quốc gia được coi là trung tâm của quyền lực Liên minh châu Âu (EU) để thực hiện chuyến thăm được coi là một phần trong chiến lược của Trung Quốc nhằm kéo châu Âu xích lại gần hơn về mặt ngoại giao. Trong khi đó, với các nước châu Âu, đây cũng được coi là một cơ hội để tiếp tục tái khẳng định cách tiếp cận ngoại giao không tách rời nhưng giảm dần sự phụ thuộc.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Mỹ trong tuần này được coi là bước ngoặt cho quan hệ song phương, với những hợp tác sâu hơn trong các lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, thương mại đầu tư và chia sẻ công nghệ cao.
Việc tái thiết Ukraine đang đặt ra một vấn đề lớn - thuyết phục các quốc gia và nhà đầu tư rót hàng tỷ USD viện trợ và đầu tư vào một quốc gia đang có xung đột.
Bằng cách đóng vai trò là nhà cung cấp, khách hàng thay thế của nền kinh tế Nga trên thị trường toàn cầu, các nước châu Á đã giảm đáng kể tác động của lệnh trừng phạt từ phương Tây với Moskva.
Việc tìm ra chiếc tàu lặn chỉ là bước đầu tiên, giải cứu nó có thể là một thách thức hoàn toàn khác.
Đức cần Trung Quốc, nhưng cũng muốn giảm thiểu sự phụ thuộc vào nước này.
Các nhà phân tích cho rằng việc tiếp cận Trung Đông của Trung Quốc thiên về ổn định khu vực để đảm bảo lợi ích của chính họ.
Các cuộc bầu cử ở châu Âu và Mỹ có thể đặt ra câu hỏi về sự hỗ trợ của phương Tây đối với Ukraine và bất kỳ thách thức nào cũng có khả năng liên quan đến việc hạn chế viện trợ tài chính và vũ khí cho Kiev.
Saudi Arabia đã trở thành đối tác đối thoại trong SCO và nước này cũng có ý định tham gia BRICS, điều được cho là sẽ mang lại những lợi thế nhất định cho Riyadh.
Một thỏa thuận tạm thời sẽ cho phép Iran trả tự do cho các công dân Mỹ để đổi lấy việc giải phóng tài sản bị phong tỏa trị giá hàng tỷ USD của Iran.
Các nhà lãnh đạo châu Phi đang tìm cách đóng vai trò trung gian hòa bình giữa Nga và Ukraine, nhưng đề xuất khó được chấp nhận trong bối cảnh tình hình phức tạp.
Quân đội Ukraine đang thăm dò hệ thống phòng thủ của Nga khi mùa xuân nhường chỗ cho mùa hè giao tranh thứ hai. Nhưng các nhà phân tích nói rằng Moskva đã rút được nhiều bài học để cải thiện vũ khí cũng như chiến thuật của mình.
Mỹ muốn ngân sách quốc phòng của châu Âu đến tay các công ty Mỹ, nhưng các nhà lãnh đạo EU hy vọng sẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp quốc phòng của chính họ.
Nga đang bị suy giảm lực lượng lao động do xung đột ở Ukraine và vấn đề di cư. Đặc biệt, ngành công nghiệp Nga phải đối mặt với tình trạng thiếu công nhân cần thiết để thúc đẩy kinh tế.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm 3 quốc gia Mỹ Latinh với một loạt thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết bao trùm nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chính trị, kinh tế, thương mại, năng lượng, khoa học - công nghệ và y tế.