Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump nới lỏng trừng phạt đối với Gazprombank chỉ là một giao dịch ngắn hạn, không phải dấu hiệu của tiến trình bình thường hóa rộng hơn.
Ngày 1/7, Đan Mạch chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) 6 tháng cuối năm, tiếp nối Ba Lan trong bối cảnh châu lục đang đối mặt với nhiều thách thức địa chính trị sâu sắc.
Chỉ còn hơn một tuần trước khi Mỹ áp dụng loạt thuế quan qua lại mới, các cuộc đàm phán thương mại giữa Washington và nhiều đối tác kinh tế lớn vẫn trong tình trạng đình trệ.
Sau gần 14 năm nội chiến, chính phủ mới tại Syria đang nỗ lực thiết lập lại các mối quan hệ trong khu vực. Cùng thời điểm, dư luận cũng tập trung theo dõi diễn biến liên quan đến quan hệ Syria- Israel.
Truyền thông Venezuela ngày 1/7 đồng loạt đưa tin đậm nét về việc Việt Nam đang thực hiện bước ngoặt lớn trong cải cách thể chế sau khi chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đồng thời tổ chức lại địa giới hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Hòa chung không khí cả nước đồng loạt trang trọng tổ chức “Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu”, phóng viên TTXVN tại Geneve ngày 1/7 đã có cuộc trao đổi với đại diện Diễn đàn Kinh tế Thụy Sĩ - Việt Nam (SVEF) về thời khắc lịch sử này.
Căng thẳng sau ngừng bắn chưa hạ nhiệt, mục tiêu hạt nhân và lợi ích chính trị tiếp tục đẩy Trung Đông tiến gần hơn tới một vòng xoáy đối đầu mới.
Quân đội Nga vừa giành quyền kiểm soát khu mỏ lithium gần làng Shevchenko, tỉnh Donetsk – một bước tiến đáng chú ý trong bối cảnh Moskva tăng cường chiến dịch tấn công mùa hè ở Ukraine. Việc mất mỏ chiến lược này đặt ra câu hỏi liệu thỏa thuận khoáng sản chiến lược giữa Mỹ và Ukraine sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
Cuộc tranh cãi nảy lửa trong EU về việc từ bỏ vũ khí Mỹ để phát triển công nghiệp quốc phòng nội khối đang làm lộ rõ rạn nứt nội bộ và đặt ra thách thức lớn cho an ninh châu Âu.
Khủng hoảng Trung Đông làm lung lay chiến lược của Hàn Quốc: Seoul bị cuốn vào thế lưỡng nan giữa liên minh với Mỹ và lợi ích kinh tế tại Iran.
Đánh đổi “Nước Mỹ trên hết” để theo đuổi can thiệp quân sự, Tổng thống Trump đang đưa nước Mỹ trở lại vết xe đổ ở Trung Đông?
Dự án điện hạt nhân Akkuyu cho thấy tham vọng và mâu thuẫn trong chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ giữa Nga và NATO.
Cuộc tấn công của Mỹ vào Iran đang đặt Tokyo vào thế khó: giữ nguyên tắc hay ủng hộ đồng minh? Một bài toán địa chính trị không dễ giải.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từ lâu đã thúc ép các thành viên châu Âu trong NATO tự lực hơn trong phòng vệ, thay vì phụ thuộc vào Mỹ. Giờ đây, NATO đã cam kết tăng chi tiêu quốc phòng đáng kể trong thập kỷ tới.
Cảnh báo của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã thu hút sự chú ý của giới phân tích quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh các điểm nóng địa chính trị tại Trung Đông vẫn đang tiếp tục sôi sục.
Sự chuyển đổi mô hình phát triển mạnh mẽ của cả hai bên trong những năm gần đây, đặc biệt là thành tựu đạt được trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đào tạo nhân tài đang mở ra cơ hội lớn cho việc tăng cường hơn nữa hợp tác phát triển chất lượng cao giữa Việt Nam và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc).
Cuộc chiến với Israel mới nhất giúp Iran rút ra những bài học chiến lược cho tương lai của chính mình và khu vực.
Trung Quốc không đứng về bên nào trong xung đột ở Trung Đông, mà đang tính toán kỹ lưỡng để bảo vệ đầu tư và quyền lực mềm toàn cầu.
Không lâu sau khi Israel và Iran xác nhận lệnh ngừng bắn ngày 24/6, đã có thông tin cáo buộc về những vụ vi phạm đầu tiên.
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, các nhà phân tích cảnh báo nguy cơ Eo biển Hormuz bị đóng cửa do căng thẳng giữa Israel và Iran có thể sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của một số quốc gia trong khu vực châu Á, vốn phụ thuộc nhiều vào dầu khí từ vùng Vịnh, đồng thời làm gia tăng nguy cơ lạm phát do gián đoạn nguồn cung dầu.