Theo Tổng cục Hải quan, hiện các cảng hàng không quốc tế trên toàn quốc đều lắp đặt Hệ thống camera giám sát mọi hành vi, hoạt động của các nhân viên của các đơn vị cũng như hành khách trong địa bàn cảng hàng không. Do đó, việc mất mát hành lý của người nhập cảnh có thể được truy xuất lại trên Hệ thống lưu trữ của cơ quan Hàng không, Hải quan để làm bằng chứng đối với cơ quan điều tra.
Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản có chữ ký các bên liên quan. |
Tại các cảng hàng không quốc tế không chỉ riêng cơ quan Hải quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình mà còn rất nhiều cơ quan chức năng khác thực hiện việc giám sát đối với hành lý của người nhập cảnh. Cụ thể: Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS) thực hiện việc khai thác hành lý (giám sát, bốc xếp, vận chuyển) từ tàu bay đưa đến đảo hành lý tại khu vực sân đỗ để đưa vào đảo băng tải trả cho người nhập cảnh. Lực lượng An ninh hàng không là đơn vị thuộc Tổng Công ty cảng hàng không làm nhiệm vụ giám sát hành lý của người nhập cảnh từ khi được Công ty VIAGS khai thác đến khi khách nhập cảnh nhận được hành lý mang ra khỏi sân bay trên hệ thống camera của cảng hàng không.
Cơ quan Hải quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định tại Điều 54 Luật Hải quan Việt Nam 2014, Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Hiện tại, các cảng hàng không quốc tế trên toàn quốc đều lắp đặt Hệ thống camera giám sát mọi hành vi, hoạt động của các nhân viên của các đơn vị cũng như hành khách trong địa bàn cảng hàng không. Do đó, việc rạch hay mất mát hành lý của người nhập cảnh có thể được truy xuất lại trên Hệ thống lưu trữ của cơ quan Hàng không, Hải quan để làm bằng chứng đối với cơ quan điều tra.
Cũng theo thông tin của Tổng cục Hải quan, căn cứ các điều: Điều 58, Điều 59 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định pháp luật về Hải quan hiện hành việc kiểm tra hành lý của người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh thuộc thẩm quyền của cơ quan Hải quan. Trường hợp hành lý thuộc diện phải kiểm tra thì người nhập cảnh phải tự mở hành lý để xuất trình hàng hóa cho công chức Hải quan tiến hành kiểm tra. Việc kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh kho cảng, kho, bãi. Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản có chữ ký các bên liên quan.
Trường hợp đối với hành lý không cùng chuyến, hành lý thất lạc cần phải mở kiểm tra khi không có mặt chủ hàng theo quy định của pháp luật, được cơ quan Hải quan thực hiện theo quy định tại Điểm c, Khoản 2 Điều 34 Luật Hải quan năm 2014: “Mở hàng hóa để kiểm tra trực tiếp với sự chứng kiến của đại diện cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản có chữ ký các bên liên quan”. Toàn bộ quá trình kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện tại khu vực hoặc phòng kiểm tra của Chi cục Hải quan nơi có đặt camera giám sát theo quy định của Tổng cục Hải quan.
Luật Hải quan năm 2014, Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan cũng đã được đăng tải trên các trang thông tin để tuyên truyền rộng rãi đến quần chúng nhân dân hiểu, nắm được quy định của cơ quan chức năng nhất là cơ quan hải quan tại Cảng Hàng không quốc tế. Cơ quan Hải quan cũng đã thiết lập đường dây nóng niêm yết tại cửa khẩu cảng hàng không và các cấp để phản ánh bất kỳ hiện tượng sách nhiễu của công chức Hải quan khi làm thủ tục cho hành khách (nếu có).