Cuộc đời chính trị của Tổng thống cao tuổi nhất thế giới qua ảnh

Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe 93 tuổi đang phải đối mặt với thách thức bất ngờ từ một số nhân vật quân sự cấp cao phản đối tham vọng chính trị của vợ ông. Cho đến thời điểm hiện tại, quân đội đã chiếm quyền kiểm soát đất nước và "giam giữ" Tổng thống Mugabe cùng vợ tại một địa điểm “an toàn”.

Sinh năm 1924, tại Katama Mission, phía tây bắc của thủ đô Harare, nhà lãnh đạo Robert Mugabe từng là một giáo viên, một nhà hoạt đấu tranh vì tự do và là một tù nhân chính trị.

Ông Mugae tham dự một cuộc họp bàn về tương lai của Rhodesia tại Geneva và trêu đùa giơ nắm đấm khi gặp phóng viên tại đây năm 1974. Ảnh: AP

Robert Gabriel Mugabe xuất thân từ một gia đình Công giáo. Từ bé, Mugabe là một cậu bé thích ở một mình và chăm học. Sau một sự xáo trộn gia đình xảy ra vào năm 10 tuổi, chú bé Mugabe thậm chí càng chú tâm thêm vào việc học hành và sớm đủ tiêu chuẩn trở thành một giáo viên ở tuổi 17.

Lãnh đạo Liên minh người Phi Zimbabwe Joshua Nkomo, trái, và ông Mugabe ký thỏa thuận ngừng bắn Rhodesia tháng 12/1979. Ảnh: Getty

Cựu Tổng thống Zimbabwe Canaan Banana, phải, và ông Mugabe tham gia lễ mừng độc lập tại Salisbury tháng 4/1980. Ảnh: Getty

Từng theo học tại Đại học Fort Hare ở Nam Phi, ông đã gặp gỡ nhiều nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc trong tương lai ở phía nam. Trong những năm 1960, dưới cương vị lãnh đạo của đảng Liên minh Quốc gia châu Phi Zimbabwe (ZANU-PF), ông đã dẫn đầu trong các cuộc chiến chống cộng đồng thiểu số da trắng ở Rhodesia (1964–1979).

Vào những năm 1970, Mugabe được dân chúng coi như một vị anh hùng cách mạng, đấu tranh chống cộng đồng thiểu số da trắng để giải phóng người dân Zimbabwe. Đây cũng là là một trong số những lí do vì sao nhiều nhà lãnh đạo châu Phi ngần ngại không dám chỉ trích ông khi có khủng hoảng.

Ông Mugabe và vợ đầu tiên Sally trong một vườn hồng tại khu nhà của họ ở Salisbury năm 1980.

Thủ tướng Anh Margaret Thatcher gặp ông Mugabe tại số 10 Downing Street tháng 5/1980.

Ông Mugabe giữa chức Thủ tướng Zimbabwe từ tháng 4/1980 đến tháng 12/1987 và sau khi thay đổi Hiến pháp, ông tự phong mình làm tổng thống từ 31/12/1987. Với các cuộc bầu cử tổng thống sau này, mặc dù bị vướng nhiều cáo buộc gian lận, thao túng song ông Mugabe vẫn giữ được ngôi vị của mình.

Lãnh đạo Libya khi đó, ông Muammer Gaddafi, gặp ông Mugabe tại Hội nghị Tổ chức châu Phi Thống nhất tháng 8/1982. Ảnh: Getty

Mặc cho có nhiều dự đoán đế chế của mình sắp kết thúc song ở tuổi 93, nhà lãnh đạo với sức khỏe ngày một đi xuống này vẫn kiên định muốn tái đắc cử trong cuộc bầu năm 2018. Ông Mugabe từng tuyên bố sẽ không từ bỏ vị trí của mình và cho rằng không ai có đủ tầm vóc chính trị để ngay lập tức thay ông tiếp nhận vị trí tổng thống.

Ông Mugabe đứng ngoài văn phòng Quốc hội châu Phi tại Harare bị lực lượng đặc nhiệm Nam Phi đánh bom tháng 5/1986. Ảnh: AFP

Nữ hoàng Anh Elizabeth trao danh hiệu hiệp sĩ cho Tổng thống Mugabe tháng 5/1994. Ảnh: Reuters

Dưới thời lãnh đạo của ông Mugabe, nền kinh tế Zimbabwe chuyến hóa theo hướng xấu dần, quẩn quanh ở ngưỡng ngưỡng siêu lạm phát trong những năm gần đây. Đất nước rơi vào cảnh thiếu hụt lương thực và xăng dầu, lạm phát phi mã, di cư hàng loạt. Tổng thống Mugabe đổ lỗi cho các quốc gia phương Tây gây ra các vấn đề kinh tế của đất nước, trong khi bộ phận chỉ trích lại cho rằng chính vị Tổng thống lớn tuổi này mới là người không hiểu cách vận hành nền kinh tế hiện đại.

Năm 2003, Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại những cá nhân và công ty có liên hệ với Tổng thống Robert Mugabe cùng chính phủ của ông với cáo buộc làm xói mòn những tiến trình và thể chế dân chủ ở Zimbabwe.

Các cựu chiến binh đổi tên Nông trường Parklands Farm gần thủ đô Harare thành tên vị anh hùng dân tộc Josiah Tongogara sau khi ông Mugabe giới thiệu các chính sách cải cách đất. Ảnh: AFP

Ba ổ bánh mì trị giá 50 triệu đô Zimbabwe năm 2008. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mugabe hôn người vợ thứ hai - Đệ nhất Phu nhân Grace trong ngày Quốc khánh lần thứ 37 tổ chức tháng 4 năm nay. Bà Grace được cho là sẽ trở thành lãnh đạo tiếp theo của nước này sau khi Tổng thống Mugabe sa thải Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa. Ảnh: AFP


Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Các nước khu vực kêu gọi Zimbabwe kiềm chế và tránh bạo động
Các nước khu vực kêu gọi Zimbabwe kiềm chế và tránh bạo động

Ngày 15/11, Chính phủ Nigeria đã kêu gọi các bên ở Zimbabwe kiềm chế, tránh bạo lực và tôn trọng hiến pháp nước này trong bối cảnh xảy ra bế tắc chính trị nghiêm trọng ở quốc gia miền Nam châu Phi này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN