Trưởng bản người Mông học làm giàu từ báo 2472

Trong 16 năm làm trưởng bản, anh Chang A Kỷ, dân tộc Mông, qua những thông tin học hỏi được từ sách báo và kinh nghiệm sống đã giúp cho cuộc sống của nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số địa phương trở nên no đủ hơn.

Sinh năm 1973, ở bản Chin Chu Chải, xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, trưởng bản Kỷ rất tích cực phát triển kinh tế để nâng cao đời sống cho gia đình. Anh tự hào rằng, chưa năm nào gia đình nằm trong diện hộ nghèo của bản, xã. Qua học hỏi kiến thức làm kinh tế, gương những người làm kinh tế giỏi từ sách, báo cấp phát cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định 2472 và 1977 của Thủ tướng Chính phủ, anh Kỷ đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư máy móc cơ giới để phục vụ sản xuất nông nghiệp gia đình. Nhờ đó, với gần 6 ha thảo quả, ruộng lúa nước và ngô đã mang về cho gia đình anh ngót 100 triệu đồng/năm.

Đồng bào Mông ở bản biết khai hoang vận dụng kỹ thuật vào trồng lúa nước.


Bản Chin Chu Chải có 100% là đồng bào dân tộc Mông. Vài năm về trước, hầu như tất cả các hộ dân đều thuộc diện nghèo. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng như đường sá, thủy lợi… chưa được đầu tư nhiều; phong tục tập quán vùng cao còn nặng nề, lạc hậu, nên trong cuộc sống sinh hoạt cũng như phát triển kinh tế của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn vất vả. Trưởng bản Kỷ cho biết, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thay đổi suy nghĩ và tư duy sinh hoạt của người dân là không dễ. “Bản thân tôi cũng là người dân tộc thiểu số, nên tôi cũng biết rõ hơn tâm lý đồng bào dân tộc mình. Để thay đổi những tư duy làm nông nghiệp lạc hậu của bà con thì tôi biết cần phải có thời gian và kiên trì chứ không thể một sớm, một chiều”, anh Kỷ tâm sự.

Với suy nghĩ ấy, trưởng bản Kỷ đã tích cực xuống từng nhà vận động bà con thay đổi phương thức sản xuất, cách gieo trồng cây ngô, lúa làm sao để năng suất cao và ổn định; hướng dẫn bà con cách bón phân, thu hoạch nông sản hợp lý, đúng quy cách. Đồng thời, bản thân trưởng bản Kỷ cũng mày mò đọc và tìm hiểu các kiến thức nông nghiệp qua sách báo, tìm những phương pháp làm nông nghiệp phù hợp với đặc thù địa phương. Để bà con thêm tin tưởng, trưởng bản Kỷ đã tự làm trước để đồng bào thấy hiệu quả mới làm theo. Từ đây, nhiều hộ đã bắt đầu tin tưởng, học hỏi, một số bắt đầu đã thoát được nghèo và có điều kiện mua sắm xe máy, đồ dùng điện tử thiết yếu cho gia đình. Từ tỉ lệ hộ nghèo cao gần như tuyệt đốt, đến nay, bản có 41 hộ thì chỉ còn khoảng một nửa số đó là hộ nghèo và cận nghèo.

Trưởng bản Chang A Kỷ chăm sóc nương ngô của gia đình.


Để người dân trong bản nâng cao thêm kiến thức pháp luật, hạn chế vi phạm pháp luật, trưởng bản Chang A Kỷ đã thường xuyên thực hiện công tác dân vận tuyên truyền thông qua các buổi họp bản với pháp luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng chống ma túy, mại dâm HIV/AIDS, Luật Bảo vệ rừng; tuyên truyền thay đổi các hủ tục lạc hậu, hành vi ứng xử văn minh, từ đó giúp bà con nắm được và thực hiện tốt, góp phần xây dựng một bản làng vùng cao văn minh, ổn định an ninh trật tự.


Nguyễn Duy
Làm giàu từ nuôi vịt đẻ
Làm giàu từ nuôi vịt đẻ

Nghề nuôi vịt đẻ “lúc thăng lúc trầm”, nhưng nhờ quyết tâm cao, chịu khó học hỏi mà anh Hà Thanh Hóa ở thôn Mỹ Yên, xã Đức Minh, huyện Đăk Mil (Đắk Nông) đã giàu lên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN