Mặc dù quy mô của nền kinh tế Nga tương đối nhỏ, nhưng một cuộc khủng hoảng kinh tế tại quốc gia này cũng có thể gây ra vấn đề lớn trên toàn thế giới.Nga là một nền kinh tế quan trọng trên thế giới. Điều này được thể hiện rõ vào năm 1998, khi các làn sóng xung kích được tạo ra từ việc vỡ nợ của họ đã có tác động mạnh trên toàn thế giới. Và điều đó sẽ lặp lại lần nữa nếu việc sụt giảm giá dầu dẫn đến sự sụp đổ về kinh tế của Moskva, bất chấp một thực tế rằng Nga là một quốc gia có diện tích lớn với một nền kinh tế tương đối nhỏ, chỉ chiếm 3% GDP toàn cầu và bị chi phối bởi một ngành năng lượng chiếm 70% xuất khẩu.
Chưa rõ Tổng thống Nga Putin sẽ đối phó ra sao khi nền kinh tế Nga đang gặp những khó khăn do các lệnh trừng phạt của phương Tây và giá dầu giảm. |
Ở một mức độ nào đó, cấu trúc của nền kinh tế của Nga phải giảm thiểu những nguy cơ lây lan. Thiếu một ngành sản xuất hiện đại, Moskva không quan trọng đối với chuỗi cung ứng toàn cầu nhưng về mặt lý thuyết, bất kỳ nhà sản xuất năng lượng nào cũng có thể dễ dàng tạo ra sự gián đoạn nguồn cung dầu mỏ và khí đốt trong trường hợp xảy ra một cuộc suy thoái sâu rộng và tai hại.
Ít nhất có những lý do sau đây khiến cuộc khủng hoảng nền kinh tế của Nga có thể lây lan ra toàn cầu. Các vấn đề cấp bách hiện nay của Nga là do sự sụt giảm mạnh của giá dầu thô gây ra và Moskva không phải là bên duy nhất bị tổn thương. Venezuela và Iran cũng đang gặp khó khăn trong việc đối phó với giá dầu giảm xuống ở mức 70 USD/thùng. Nếu Nga sụp đổ, điều này dẫn đến sự suy thoái của một số quốc gia khác.
Thứ hai, Nga vẫn có các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nước Đông Âu, do đó, một sự sụp đổ sẽ có hậu quả nghiêm trọng đối với các nước như Ba Lan và cả Ukraine. Tây Âu cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu vì lý do bất kỳ nào đó mà nguồn cung cấp khí đốt bằng đường ống của Nga bị gián đoạn.
Thứ ba, niềm tin sẽ bị tổn thương trầm trọng. Sự tăng trưởng kinh tế yếu kém của Đức kể từ mùa xuân vừa qua có thể, một phần, là do tâm lý kinh tế của khu vực trở nên ảm đạm hơn. Sự suy giảm trong phần còn lại của khu vực đồng tiền chung châu Âu có lẽ đã gây ra một tác động lớn hơn đối với nền kinh tế Đức, nhưng sự căng thẳng giữa Moskva và Kiev chắc chắn cũng là một nguyên nhân. Nga có thể khiến Đức rơi vào suy thoái, cụ thể là đã buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu bắt đầu một chương trình nới lỏng định lượng.
Cuối cùng, việc tiếp xúc thị trường tài chính đối với Nga đã bị hạn chế tương đối với việc các ngân hàng nước ngoài đã nắm 209 tỷ USD các khoản vay cho Nga khi các lệnh trừng phạt của phương Tây được áp đặt vào tháng 3 vừa qua. Nhìn bề ngoài, các nhà đầu tư phương Tây không thấy hết được tất cả sự tổn thương từ hành động này và đã có thời điểm tiền của họ đã bị mất đi. Ví dụ, năm 1998, ngân hàng Barclays đã phải dành ra 250 triệu bảng để bù lỗ cho sự thua lỗ tại Nga của họ. Giao dịch tài chính hiện nay rất phức tạp và có tác động rất lớn, do đó không thể biết chắc chắn vào thời điểm này tổn thất có thể là bao nhiêu.
CT (Theo Guardian)