Lắp ráp xe ô tô tại Nhà máy của Porsche ở Stuttgart (Đức). Ảnh: EPA/TTXVN |
Theo đó, con số tổn thất trên tương đương với những tổn thất xảy ra trong giai đoạn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, trong trường hợp xảy ra “Brexit cứng” khi Anh rời khỏi EU và Thị trường chung.
Theo nghiên cứu của Deloitte, cứ 5 chiếc xe ô tô sản xuất tại Đức thì có một chiếc xuất khẩu sang Anh, đưa “xứ sở sương mù” thành một thị trường quan trọng đối với ngành công nghiệp ô tô của Đức. Trong năm 2016, 950.000 chiếc xe do Đức sản xuất được đăng ký mới ở Anh.
Theo số liệu của Deloitte, khoảng 60.000 việc làm ở Đức phụ thuộc vào việc xuất khẩu ô tô sang Anh, đặc biệt khoảng 18.000 người sẽ bị ảnh hưởng trong trường hợp “Brexit cứng”.
Trong khi, các nhà sản xuất châu Âu là những người thiệt hại lớn nhất theo kịch bản “Brexit cứng” theo phân tích của Deloitte, thì nghiên cứu của tổ chức tư vấn này cũng cho thấy các nhà sản xuất ô tô ở Anh chỉ được hưởng lợi trong một thời gian ngắn.
Lợi thế cạnh tranh của ngành sản xuất ô tô Anh nhờ đồng bảng Anh rẻ hơn có thể bị xóa sổ hoàn toàn bởi chi phí sản xuất cao, thuế quan và những trở ngại khác liên quan tới logistics và sự chậm trễ.
Một số hãng sản xuất ô tô lớn của Anh, như Mini, Jaguar và Land Rover, thuộc sở hữu nước ngoài và phụ thuộc vào việc nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng cho hoạt động sản xuất, sẽ phải tốn thêm chi phí nhập khẩu do đồng bảng Anh yếu hơn.