Lệnh trừng phạt nói trên sẽ có hiệu lực từ ngày 4/11 tới, sẽ nhắm vào lĩnh vực mang lại nguồn thu ngân sách lớn nhất cho Iran là ngành dầu mỏ, đồng thời cũng ảnh hưởng tới các giao dịch tài chính và vận tải đường biển của Iran.
Mỹ đã khôi phục các biện pháp trừng phạt đối với các hoạt động giao dịch tài chính của Iran liên quan (hay sử dụng) tới đồng USD, ngành công nghiệp ô tô và hoạt động mua máy bay thương mại và kim loại, trong đó có vàng, của Iran.
Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, Bijan Zanganeh, trong một nỗ lực ứng phó lệnh trừng phạt của Mỹ, Iran bắt đầu bán 280.000 thùng dầu trên sàn giao dịch IRENEX (tính đến ngày 31/10) và sẽ bán thêm 720.000 thùng sau đó.
Trong thời gian gần đây, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã nỗ lực cam đoan với người dân nước này rằng giai đoạn xấu nhất đã qua và chính phủ đang cố gắng phòng tránh và hạn chế các tác động tiêu cực của lệnh trừng phạt trên. Tuy vậy, vào ngày 31/10 vừa qua, ông Rouhani thừa nhận rằng “cuộc sống của người dân Iran sẽ gặp khó khăn trong những tháng sắp tới”.
Về phần mình, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 1/11 khuyến cáo Iran cần thực hiện các chính sách nhằm bảo vệ và đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô khi phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ, điều sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế của nước này thông qua việc ngăn chặn Tehran xuất khẩu dầu.
Ông Rice cũng cho biết biết IMF đang thúc giục Iran tăng cường các khung tài chính chống khủng bố và hành vi rửa tiền nhằm tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế trước hạn chót vào tháng 2/1019.