Kinh tế Ukraine đang sụp đổ ra sao?

Nền kinh tế Ukraine đang trong một tình trạng hỗn độn. Tính đến cuối năm nay, quy mô nền kinh tế nước này có thể bị thu hẹp mất 10%. Ở khu vực phía đông Ukraine, nơi mà cuộc xung đột giữa lực lượng ly khai và quân chính phủ vẫn còn đang âm ỉ, cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD bị phá hủy.

Cùng với đó là một tương lai không chắc về nguồn cung khí đốt mà Kiev đang phụ thuộc rất nhiều vào Nga. Trong khi đó, mặc dù phương Tây luôn đưa ra những lời hứa giúp đỡ "đao to, búa lớn", nhưng hành động thì rất đáng thất vọng. Trừ khi có một sự thay đổi sớm, nếu không nền kinh tế Ukraine có thể bị sụp đổ.

Xung đột ở khu vực phía đông khiến cho nền kinh tế Ukraine trở nên trầm trọng hơn.


Trước tình hình trên, một tổ chức quan trọng của phương Tây có thể giúp Ukraine là Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Tháng 4 vừa qua, IMF đã đồng ý cho Kiev vay 17 tỷ USD trong vòng 2 năm. Đáp lại, Ukraine phải thực hiện chính sách khắc khổ và tiến hành cải cách để hạn chế tham nhũng. Ngoài ra, IMF còn cam kết cho vay thêm một khoản khác với trị giá thấp hơn. Số tiền này, tổng cộng 27 tỷ USD, được cho là đủ để Kiev tránh được tình trạng vỡ nợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cho đến nay, Ukraine đã nhận được khoảng 7 tỷ USD, đủ để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nợ tức thời, nhưng không đủ để tái xây dựng một nền kinh tế vốn đã bị suy thoái trầm trọng hơn bất kỳ dự báo nào 6 tháng trước đó. GDP của Ukraine đã giảm xuống gấp 2 lần so với con số mà IMF đã dự báo trong tháng 4/2014. Người tiêu dùng đang phải đối mặt với những hóa đơn năng lượng cao hơn bất kỳ thời điểm nào trước đây, nguồn vốn tư nhân đang biến mất và đồng tiền thì mất giá. Đồng hryvnia đã mất đi một nửa giá trị trong năm nay. Vào tháng 8 vừa qua, IMF tính toán rằng, trong một "kịch bản bất lợi", Ukraine sẽ cần thêm 19 tỷ USD viện trợ trong năm 2015. Nhưng thực tế tình hình còn tồi tệ hơn nhiều.

Đường ống Xuyên Siberia - một trong những đường ống xuất khẩu khí đốt chính của Nga, đoạn chạy qua Ukraine.


Trong khi phương Tây ra sức đổ lỗi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc khủng hoảng Ukraine, thì sự giúp đỡ của họ dành cho Kiev lại rất hạn chế. Không ai chịu tranh luận để có một chiến lược rộng lớn hơn nhằm phục hồi lại nền kinh tế ọp ẹp của Ukraine.

IMF muốn Ukraine cắt giảm chi tiêu công từ 48% GDP xuống 45% vào năm 2017, mức thắt lưng buộc bụng tương tự như của Hy Lạp sau khi nước này yêu cầu một gói cứu trợ vào năm 2010. Điều này có thể khiến tình hình càng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, một sự tính toán lại của các bên liên quan là cần thiết, với sự tập trung lớn hơn vào nợ, viện trợ và cơ sở hạ tầng.

Mặc dù gánh nặng nợ nần của Ukraine đã tăng từ 40% GDP năm 2013 lên tới (có lẽ là) 70% hiện nay, cả Kiev và IMF vẫn cho rằng nước này có thể thanh toán các khoản nợ của mình. Điều này là không hợp lý. Bởi vì nguy cơ vỡ nợ hỗn loạn sẽ ngăn chặn các nhà đầu tư, Ukraine-với sự hỗ trợ IMF, nên bắt đầu các cuộc đàm phán để cơ cấu lại trái phiếu của mình hiện nay. Nếu hành động này là chưa đủ, các nước phương Tây nên cung cấp thêm vốn cho Kiev, đặc biệt Mỹ có thể hào phóng hơn. Cho đến nay Washington chỉ viện trợ cho Kiev khoảng 1 tỷ USD, một con số quá ít.

Trọng tâm cải cách của Kiev cũng cần phải chuyển đổi từ việc cắt giảm ngân sách sang thúc đẩy đầu tư. Lĩnh vực năng lượng nên là một ưu tiên đầu tiên. Xây dựng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cũng là biện pháp cần thiết, với một khoản đầu tư hàng năm 6 tỷ USD có thể giúp Ukraine gần tự cung tự cấp khí đốt trong 15 năm.

Ukraine đứng trước nguy cơ thiếu năng lượng nghiêm trọng trong mùa đông này.


Năm ngoái, nguồn khí đốt từ Nga bảo đảm 3/4 nhu cầu của Ukraine, nhưng hiện tại, lượng khí đốt dự trữ của Ukraine chỉ còn một nửa, nên nước này không thể tự xoay xở trong suốt mùa đông này nếu thiếu vắng “bàn tay” của người Nga. Trên thực tế, từ khi lạnh nhạt trong quan hệ với Nga, Ukraine đã gặp vô vàn khó khăn trong việc bảo đảm cung cấp năng lượng cho các gia đình. Chẳng hạn, trong suốt mùa hè vừa qua, toàn bộ thủ đô Kiev đã không có nước nóng và đôi khi bị mất điện. Theo báo chí Ukraine, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ giảm mạnh trong năm nay, thậm chí nhiều chuyên gia lo ngại nhà nước sẽ không có tiền để trả lương từ nay đến cuối năm.

Kế hoạch trên sẽ là tốn kém và có nhiều khó khăn. Không có chính phủ nào thích thừa nhận rằng mình không thể trả nợ, nhưng sẽ là khôn ngoan hơn nhiều so với việc quá lạc quan về “sức khỏe” của nền kinh tế Ukraine.


Công Thuận (Theo Economist)

Nga tin tưởng giải pháp đối thoại cho Ukraine
Nga tin tưởng giải pháp đối thoại cho Ukraine

Trong khi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố nước này “sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh toàn diện” thì Tổng thống Nga Vladimir Putin tin rằng có giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Ukraine.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN